Hậu quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine sắp trở nên tồi tệ hơn

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen khiến phương Tây phải trả giá, trong khi nguy cơ đóng cửa một trong những tuyến đương ’huyết mạch’ cuối cùng vẫn vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu có thể khiến EU đối mặt với khủng hoảng.
Hậu quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine sắp trở nên tồi tệ hơn
Khi xung đột ở Ukraine kéo dài, hậu quả thảm khốc sẽ ngày càng tăng lên. Ảnh: Anadolu

Theo học giả, nhà bình luận Thomas Fazi của tờ UnHerd ngày 31/7, trong khi các phương tiện truyền thông không ngừng đưa tin về cuộc tấn công hoặc phản công mới nhất ở Ukraine, mọi người thường không đánh giá đúng những hậu quả kinh tế toàn cầu từ cuộc xung đột có thể tồi tệ đến mức nào. Nga là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới và cung cấp khoảng 50% nhu cầu của EU trước xung đột. Trong khi đó, Ukraine cũng là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn và sự gián đoạn hoàn toàn của một trong hai kênh này sẽ dẫn đến thảm họa.

Ông Fazi cho rằng thực tế là điều này đã không xảy ra vào năm ngoái phần lớn là nhờ vào hai thỏa thuận quan trọng được bảo đảm ngay từ đầu cuộc xung đột: Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, theo đó Moskva cho phép Kiev tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen (do nước này kiểm soát) và một thỏa thuận cho phép khí đốt của Nga tiếp tục chảy sang châu Âu qua Ukraine. Nhưng thỏa thuận đầu tiên vừa bị đình chỉ, và thỏa thuận sau có thể sớm bị chấm dứt. Hậu quả thực sự của cuộc xung đột này này có vẻ như sắp tăng lên rất nhiều.

Khi thỏa thuận ngũ cốc được thiết lập vào tháng 7 năm ngoái, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, đã gọi đó là “ngọn hải đăng của hy vọng” - và đúng như vậy. Đạt được một thỏa thuận kiểu này là một thành tựu đáng kể và là một chiến thắng lớn, dù hiếm hoi, đối với ngoại giao quốc tế. Nó đã góp phần làm giảm đáng kể giá ngũ cốc và tránh được sự sụp đổ trong xuất khẩu của Ukraine (vốn chỉ giảm khoảng 30%) - ngăn chặn hiệu quả một thảm họa nhân đạo toàn cầu có thể xảy ra. Trong năm qua, hơn 1.000 tàu (mang gần 33 triệu tấn ngũ cốc và các thực phẩm khác) đã rời Ukraine từ 3 cảng của Ukraine: Odesa, Chornomorsk và Yuzhny/Pivdennyi.

Tuy nhiên, vào ngày 17/7 vừa qua, Nga đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận. Động thái của Moskva không phải là bất ngờ. Khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây gia tăng, thỏa thuận bắt đầu trở nên căng thẳng, với việc Điện Kremlin tuyên bố rằng phương Tây không thực hiện đúng theo thỏa thuận, vốn cho phép xuất khẩu nhiều nông sản và phân bón hơn của Nga. Để điều này xảy ra, Nga yêu cầu kết nối lại Ngân hàng Nông nghiệp của nước này với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và, trong số những thứ khác, gỡ phong tỏa tài sản cùng tài khoản của những công ty Nga tham gia xuất khẩu thực phẩm và phân bón.

Nhưng nhu cầu quan trọng nhất từ Moskva là nối lại đường ống amoniac Togliatti-Odessa, chạy từ thành phố Togliatti của Nga đến các cảng Biển Đen khác nhau ở Ukraine, và trước xung đột đã xuất khẩu 2,5 triệu tấn amoniac hàng năm. Là một phần của các cuộc đàm phán về Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, Kiev và Moskva đã đạt được thỏa thuận cho phép vận chuyển amoniac an toàn qua đường ống - nhưng đường ống sau đó không bao giờ được Ukraine mở lại. Tháng 9 năm ngoái, Liên hợp quốc đã kêu gọi Ukraine nối lại hoạt động vận chuyển, vì vai trò quan trọng của amoniac trong việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp toàn cầu, nhưng không có kết quả.

Sau đó, vào tháng trước, Nga một lần nữa yêu cầu mở lại đường ống như một điều kiện để gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Chỉ vài ngày sau, một phần của đường ống nằm trong lãnh thổ Ukraine đã bị nổ tung - theo Nga, bởi những kẻ phá hoại Ukraine, trong một nỗ lực có chủ ý nhằm phá hoại thỏa thuận ngũ cốc. Tuy nhiên, Thống đốc tỉnh Kharkiv của Ukraine khẳng định rằng nó đã bị phá hủy bởi pháo kích của Nga. Trong bối cảnh trên, số phận của thỏa thuận ngũ cốc ít nhiều đã được định đoạt vào thời điểm đó, khi người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố một tháng sau rằng “các thỏa thuận Biển Đen không còn hiệu lực” điều khiến rất ít người ngạc nhiên. Quyết định này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Ukraine tấn công cây cầu nối Nga với Crimea, mặc dù Moskva phủ nhận có mối liên hệ giữa hai sự kiện.

Có thể đoán trước, phương Tây đã chỉ trích quyết định rút khỏi thỏa thuận của Nga. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington lấy làm tiếc về việc Nga "tiếp tục vũ khí hóa lương thực", trong khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell tuyên bố rằng Moskva đang "sử dụng nạn đói làm vũ khí". Ở những nơi khác, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Zbigniew Rau mô tả đây là "không gì khác hơn là một hành động tấn công kinh tế chống lại các quốc gia ở Nam bán cầu, những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào ngũ cốc của Ukraine", trong khi Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tuyên bố rằng quyết định của Nga là bằng chứng “về ai là bạn và ai là đối thủ của các nước nghèo nhất”.

Tuy nhiên, những lời chỉ trích mạnh mẽ như vậy của phương Tây che đậy một bức tranh nhiều sắc thái hơn. Như Oxfam đã tuyên bố, dựa trên dữ liệu từ Trung tâm điều phối chung của Liên hợp quốc, chưa đến 3% ngũ cốc từ Sáng kiến Biển Đen được chuyển đến các nước nghèo nhất thế giới, ví dụ như Ethiopia, Sudan, Somalia, Afghanistan và Yemen. Ngược lại, khoảng 80% ngũ cốc đã được chuyển đến các nước giàu hơn, chủ yếu là các nước EU. Ông Putin, trong cuộc trò chuyện với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, đã tuyên bố rằng “mục tiêu chính của thỏa thuận - cung cấp ngũ cốc cho các quốc gia có nhu cầu, trong đó những quốc gia ở lục địa châu Phi - đã không được thực hiện”.

Việc đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen cũng khiến phương Tây cũng sẽ phải trả giá. Giờ đây, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã bị tạm dừng, số lượng ngũ cốc Ukraine thậm chí còn lớn hơn sẽ được vận chuyển bằng đường bộ qua châu Âu thông qua cái gọi là “các tuyến đường đoàn kết” do EU thiết lập. Nhưng các vấn đề đã nảy sinh trước khi sáng kiến này rơi vào bế tắc, khi ngũ cốc giá rẻ của Ukraine, phần lớn được xuất khẩu bởi các công ty vỏ bọc tránh thuế, tràn ngập thị trường địa phương, nơi họ hạ giá sản phẩm địa phương và khiến nông dân tức giận.

Phản ứng với tình huống trên, vào tháng 4 năm nay, chính phủ Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia đã đơn phương đưa ra các lệnh cấm đối với ngũ cốc của Ukraine cho đến khi đạt được thỏa thuận với EU nhằm giúp giảm áp lực lên các thị trường địa phương, đồng thời cho phép quá cảnh hàng hóa Ukraine đến các thị trường truyền thống ở các nước ngoài EU. Tuy nhiên, với việc đình chỉ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, áp lực có thể sẽ tăng lên.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine dường như vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: unherd.com

Hiện tại, triển vọng của thỏa thuận vẫn chưa rõ ràng. Nga để ngỏ khả năng khôi phục nó, nói rằng Moskva sẽ tuân thủ “ngay khi phần của Nga (trong thỏa thuận) được hoàn thành”. Tuy nhiên, việc Nga đã tiến hành một số cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu ngũ cốc quan trọng ở khu vực Odesa cho thấy việc nối lại thỏa thuận dường như khó có thể sớm xảy ra.

Và có vẻ như câu chuyện cản trở tương tự dường như đang diễn ra với hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga. Bất chấp xung đột, khí đốt của Nga vẫn tiếp tục chảy qua Ukraine vào châu Âu - làm dịu đi ý định tách khỏi năng lượng từ Nga của EU, đồng thời cho phép Ukraine thu về khoản tiền mặt rất cần thiết dưới hình thức phí quá cảnh. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Financial Times của Anh, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết Kiev khó có thể gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt khi hợp đồng cung cấp của Ukraine với Gazprom hết hạn vào năm 2024.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là nguy cơ đóng cửa một trong những “huyết mạch” cuối cùng vẫn vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu, một động thái sẽ làm suy yếu nghiêm trọng nhiều quốc gia EU phụ thuộc vào năng lượng. Phân tích gần đây của Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia cho thấy rằng việc giao hàng cho các nước EU “có thể giảm xuống từ 10 đến 16 tỷ mét khối (45 đến 73% mức hiện nay)”, khiến châu Âu rơi vào tình trạng thiếu hụt mà hiện tại không thể thay thế bằng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn hơn từ Mỹ và Qatar.

Hơn nữa, việc mất đi một phần nhỏ nguồn cung cũng có khả năng làm tăng giá trên khắp lục địa, do thị trường khí đốt toàn cầu thắt chặt. Ví dụ, tại Đức, Bộ trưởng Kinh tế nước này đã ám chỉ rằng Berlin sẽ buộc phải giảm đáng kể các hoạt động công nghiệp nếu thỏa thuận khí đốt không được gia hạn vào cuối năm nay. Đối với một quốc gia - và thực sự là cả một lục địa - đang phải vật lộn với quá trình phi công nghiệp hóa ngày càng trầm trọng, hậu quả có thể rất tàn khốc.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại nếu xem xét rằng, ngoại trừ nhiệt độ cao hơn mức trung bình như năm ngoái, mùa Đông năm nay châu Âu sẽ thiếu hụt khí đốt tự nhiên ít nhất 60 tỷ mét khối. Nói cách khác, nguy cơ một cuộc khủng hoảng khí đốt khác đang cận kề — và nó có thể còn tồi tệ hơn năm ngoái. Tóm lại, khi cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài, ngay cả một vài biện pháp ứng phó được đưa ra cũng sẽ không đáng kể và hậu quả của cuộc xung đột này chỉ đơn thuần ngày càng tăng lên.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15465
  1. Hậu quả khó lường nếu Tổng thống Ukraine không chịu lắng nghe phương Tây
  2. Nga, Ukraine dọa tăng cường tấn công đối phương vì căng thẳng trên Biển Đen
  3. Nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng Ukraine thêm trầm trọng
  4. Nóng Nga-Ukraine 5-8: Ukraine lên tiếng vụ tàu hải quân Nga bị xuồng không người lái tấn công
  5. Tổng thống Zelensky: Nga phát động tấn công dọc theo toàn chiến tuyến miền đông
  6. Nga hạ 13 UAV Ukraine tập kích Crimea
  7. Nga tiếp tục không kích vào cảng xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của Ukraine
  8. Ukraine loay hoay với phương pháp chiến tranh của Mỹ
  9. Ukraine bổ sung thêm 150.000 quân để thâm nhập phòng tuyến Nga
  10. Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công
  11. Tình hình Ukraine: Kiev hạ hơn 10 UAV, Moscow chặn nhiều đợt tấn công, Mỹ nhận định Nga đang gặp khó
  12. Nga triển khai hệ thống phòng thủ nổi để bảo vệ cầu Crimea?
  13. Khe cửa hẹp để Ukraine phá vỡ phòng tuyến Nga tại mặt trận nóng nhất hiện nay
  14. Tổng thống Ukraine nói “chiến tranh đang quay lại Nga”
  15. Thực hư việc Ukraine dùng tên lửa Triều Tiên để tấn công Nga
  16. Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình để chấm dứt xung đột với Ukraine
  17. Mặt trận Bakhmut vẫn căng như dây đàn
  18. Vũ khí tầm xa khai hỏa, Nga tiến sâu vào hàng phòng vệ đối phương
  19. Nóng Nga-Ukraine 28-7: Nga oanh tạc loạt sân bay quân sự và kho khí tài Ukraine Trùm Wagner xuất hiện tại Nga
  20. Ukraine bắt đầu đợt phản công chính
  21. Mỹ lần đầu viện trợ UAV siêu nhỏ cho Ukraine, Nga chiếm ưu thế tác chiến điện tử
Video và Bài nổi bật