Khối tài sản kếch xù của 5 nữ hoàng giàu có nhất lịch sử

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong lịch sử nhân loại, một số nữ hoàng giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản tỷ USD nhờ thực hiện những chính sách hợp lý. Theo đó, kinh tế đất nước phát triển và trở thành những vương triều hùng mạnh.
Khối tài sản kếch xù của 5 nữ hoàng giàu có nhất lịch sử
Ảnh minh họa

Võ Tắc Thiên (624 - 705) là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà lập ra nhà Võ Chu và trị vì đất nước trên cương vị hoàng đế trong 15 năm. Không chỉ nắm trong tay quyền lực to lớn, Võ Tắc Thiên còn là một trong những nữ hoàng giàu nhất lịch sử.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, Võ Tắc Thiên sở hữu khối tài sản khổng lồ ước tính khoảng 16.000 tỷ USD. Phần lớn số của cải của bà đến từ việc thúc đẩy buôn bán, giao thương với các nước phương Tây trên Con đường tơ lụa. Nhờ vậy, kinh tế phát triển vượt bậc.

Catherine Đại đế (1729 - 1796) là nữ hoàng quyền lực của nước Nga. Kể từ khi lên ngôi, bà đã đưa Nga từng bước trở thành siêu cường trên thế giới thông qua việc xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để bảo vệ đất nước cũng như thực hiện các cuộc chinh phạt mở rộng lãnh thổ.

Không những vậy, Catherine Đại đế còn thực hiện nhiều cải cách kinh tế. Dưới sự trị vì của bà hoàng này, nước Nga bước vào thời kỳ hoàng kim. Ước tính, khối tài sản mà Catherine Đại đế nắm giữ lên đến 1.500 tỷ USD.

Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra VII là một trong những người phụ nữ quyền lực và có sức ảnh hưởng nhất thế giới cổ đại. Không chỉ xinh đẹp, bà hoàng này còn thông minh, mưu lược, thông thạo nhiều ngoại ngữ nên có thể củng cố vương quyền cũng như giúp đất nước phát triển kinh tế và nhiều lĩnh vực khác.

Dưới sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo La Mã Julius Caesar và sau đó là Mark Antony, Nữ hoàng Cleopatra giúp Ai Cập có được hòa bình trong nhiều năm để phát triển kinh tế. Theo ước tính, bà sở hữu khối tài sản khoảng 96 tỷ USD.

Isabella I (1451 - 1504) là nữ vương nổi tiếng của Vương quốc Castilla và Léon. Bà kết hôn với anh họ - Ferdinand II của xứ Aragon và cùng nhau đưa Tây Ban Nha trở thành một cường quốc lớn của châu Âu.

Với những chính sách cai trị hợp lý, triều đại của Nữ hoàng Isabella I khá hưng thịnh. Một số nghiên cứu cho thấy thu nhập hàng năm của bà là 1,45 triệu ducat (đơn vị tiền tệ bằng vàng vào thời điểm đó). Tính theo tỷ giá hiện nay, bà hoàng này sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 5 tỷ USD trong 30 năm cầm quyền.

Nữ hoàng Hatshepsut (1508 trước Công nguyên - 1458 trước Công nguyên) là nữ pharaoh đầu tiên của Ai Cập. Bà kết hôn với người em cùng cha khác mẹ là pharaoh Thutmose II và trở thành hoàng hậu. Sau khi chồng chết, con trai Thutmose III, 10 tuổi, kế vị ngai vàng. Do vậy, Hatshepsut đã trở thành pharaoh, nắm giữ toàn bộ vương quyền để xử lý triều chính giúp con trai.

Trong suốt 20 năm nắm quyền (1473 trước Công nguyên - 1458 trước Công nguyên), Nữ hoàng Hatshepsut thực hiện nhiều cải cách kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, đối ngoại... Nhờ vậy, Ai Cập ngày càng hùng mạnh và giàu có. Ước tính, bà hoàng này sở hữu khối tài sản khủng, chỉ riêng các mỏ vàng có giá trị khoảng 2 tỷ USD.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật