TAND Tối cao dự thảo hướng dẫn 37 tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm Hình Sự

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn của TAND Tối cao về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm Hình Sự quy định tại BLHS 2015 đang được lấy ý kiến.
TAND Tối cao dự thảo hướng dẫn 37 tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm Hình Sự
Trong đại án Vạn Thịnh Phát, ông Nguyễn Cao Trí được VKS ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ, trong đó có tình tiết tự nguyện hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả;

TAND Tối cao đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 của BLHS 2015. Trong đó, Điều 51 quy định 22 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm Hình Sự, Điều 52 quy định 15 tình tiết tăng nặng trách nhiệm Hình Sự.

Dự thảo này được đưa ra trong bối cảnh hiện nay, chưa có một văn bản nào tập trung hướng dẫn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm Hình Sự quy định tại BLHS 2015, tùy tình tiết mà sẽ có hướng dẫn tản mạn tại Sổ tay thẩm phán hay công văn giải đáp vướng mắc, công văn hướng dẫn của TAND Tối cao…

Như thế nào là “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”?

Tại công văn số 174 ngày 31-8-2023, TAND Tối cao đã có hướng dẫn về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS 2015.

Theo đó, tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra; tình tiết “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải” không phải là hai tình tiết độc lập. Do đó, nếu người phạm tội “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thì chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS 2015.

Kế thừa hướng dẫn này, dự thảo Nghị quyết giữ nguyên cách áp dụng và có bổ sung thêm hướng dẫn trong trường hợp phạm tội quả tang trên cơ sở kế thừa từ Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002.

Cụ thể, trường hợp người phạm tội bị bắt quả tang, nhưng sau khi bị bắt đã khai báo đầy đủ hành vi phạm tội của mình phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án thì Tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo cho họ. Nếu sau khi bị bắt người phạm tội quanh co, chối tội hoặc khai báo không đúng sự thật của vụ án và chỉ sau khi cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh được đầy đủ hành vi phạm tội của họ, họ mới nhận sự việc phạm tội của họ đúng như cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh, thì không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo.

Tuy nhiên, trong trường hợp tại cơ quan Điều tra hoặc tại phiên tòa sơ thẩm người phạm tội quanh co, chối tội hoặc khai báo không đúng sự thật, nhưng sau khi có kết luận Điều tra hoặc sau khi xét xử sơ thẩm đến phiên tòa phúc thẩm đã khai báo lại một cách đầy đủ và đúng sự thật diễn biến việc phạm tội, thì vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo đối với họ, nhưng mức độ giảm nhẹ trong trường hợp này không thể bằng trong trường hợp ngay từ đầu họ đã khai báo đầy đủ .

Giết người để cướp vợ nạn nhân là tình tiết tăng nặng “phạm tội vì động cơ đê hèn”

Bên cạnh việc hướng dẫn các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm Hình Sự, TAND Tối cao cũng dự thảo hướng dẫn các tình tiết tăng nặng trách nhiệm Hình Sự.

Trong đó, tình tiết “Phạm tội vì động cơ đê hèn” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 của BLHS 2015 được hiểu là người thực hiện hành vi phạm tội vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc, hèn nhát nhằm mục đích trả thù hoặc để khống chế nạn nhân và gia đình, người thân của nạn nhân phục vụ cho mưu đồ của mình hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác.

Ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ,…

Tình tiết “Phạm tội có tính chất côn đồ” quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của BLHS 2015 được hiểu là hành động coi thường Pháp Luật, luôn luôn phá rối an ninh trật tự, sẵn sàng dùng vũ lực, thích dùng vũ lực, tạo các băng nhóm chuyên thực hiện hành vi uy hiế‌p người khác phải khuất phục mình. Ví dụ: Đi xe đạp, xe máy va quệt vào người khác, có khi chính mình có lỗi nhưng đã kiếm cớ để đánh hoặc giết người va chạm với mình, mặc dù có thể người kia cũng có lỗi nhỏ...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật