4 kiểu cha mẹ dễ khiến con lớn lên thành người tự ti

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đối với trẻ em, sự hình thành và mức độ giá trị của bản thân chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến cách nuôi dạy của cha mẹ, thái độ, cách đánh giá của họ đối với trẻ.
4 kiểu cha mẹ dễ khiến con lớn lên thành người tự ti
Ảnh minh họa.

Một cô gái 25 tuổi ở Trung Quốc thú nhận: "Tôi không tìm được việc làm, mất ngủ mấy ngày liền, cảm giác như sắp ngã quỵ. Tôi cảm thấy chán nản và bất lực".

Cô gái này sống nội tâm, không tìm được việc làm vì cha mẹ hay nói những từ này khi còn nhỏ.

Cha cô là một giám đốc điều hành, rất bận rộn, có thể nói ông hầu như vắng mặt trong quá trình trưởng thành của con gái mình. Mải mê kiếm tiền và theo đuổi danh vọng, cha cô quan niệm rằng "tôi đi làm vất vả, phải nỗ lực để con cái đầy đủ và đó cũng là tình yêu tôi dành cho con".

Ông yêu con theo cách của mình, cứ ngỡ làm được nhiều tiền mua cho con nhiều thứ đồ chơi đắt tiền, ở trong ngôi nhà tiện nghi đã là đủ vì thế trong quá trình trưởng thành, cô gái thiếu hụt sự dạy bảo đúng mức của người cha. Cô luôn tự ti, rụt rè và không thể chủ động quyết định những việc mà mình mong muốn.

Mẹ cô là giáo viên tiểu học, nghiêm khắc dạy dỗ cô ngay từ khi mới sinh ra. Mẹ cô đặt rất nhiều kỳ vọng lên con gái mình. Cô thường xuyên bị mắng chỉ vì học không tốt.

Cô nhớ lại, lúc mình học mẫu giáo, nếu đọc sai sẽ bị mẹ khiển trách nặng nề: "Sao con ngu thế! Con ngu hơn cả con lợn, làm sao mẹ đẻ ra được đứa con gái như con".

Cô rất thích được nghe kể chuyện, thích tự tưởng tượng theo tình tiết của câu chuyện nhưng không dám nói với mẹ mình. Bởi cô biết rằng, nếu mình kể ra sẽ bị mẹ nói là "lại bịa chuyện, con tưởng mình thông minh à, dành thời gian đó mà học hành cho tử tế vào".

Dần dần, cô càng nói ít đi, sự nghiêm khắc của người mẹ khiến cô ngày càng thu mình vào vỏ ốc. Cô cảm thấy mình thực sự ngốc nghếch như lời mẹ mắng. Cô học toán không giỏi, khi được mẹ kèm, mẹ cô đã chế giễu không biết bao nhiêu lần: "Cùng một phương pháp dạy như vậy mà lớp con bạn nào cũng được điểm cao ngoại trừ con. Con không thấy mình kém cỏi lắm sao".

Mẹ thường đưa cô đến gặp những học sinh xuất sắc, chỉ ra lỗi sai và yêu cầu cô học hỏi từ những bạn giỏi hơn mình. Cô cảm thấy mình không thể ngẩng đầu lên được. Cô cho biết, cả tuổi thơ của mình rất khó khăn và chán nản.

Dưới sự phân tích của chuyên gia tâm lý, sự lầm lì hướng nội của cô là do một phần lỗi của cha mẹ. Nếu được quan tâm đúng mức, cô gái chắc chắn sẽ không phải gặp cảnh ngộ như trên.

Xung quanh chúng ta, không khó để bắt gặp những người có tính cách tương tự cô gái trên. Họ dù được khẳng định, khuyến khích, công nhận nhưng vẫn luôn phủ nhận bản thân, nghĩ rằng "mình không đủ giỏi, chỗ này không được, chỗ kia cũng không được", thường lùi bước và bỏ cuộc trước những cơ hội và thách thức.

Họ luôn ngại bày tỏ những suy nghĩ và nhu cầu thực sự của bản thân, cho rằng cảm xúc của mình không quan trọng, họ ưu tiên và phục vụ cho nhu cầu của người khác.

Họ rất quan tâm đến đánh giá của người khác, bất kỳ nhận xét tiêu cực nào cũng sẽ khiến họ rơi vào tình trạng nghi ngờ bản thân.

Những biểu hiện này cho thấy họ coi bản thân có giá trị thấp. Trong khi đó, người có ý thức mạnh mẽ về bản thân, coi mình có giá trị, quan trọng và đáng được yêu thương thường rất tự tin, có lòng tự trọng cao.

Đối với trẻ em, sự hình thành và mức độ giá trị của bản thân chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến cách nuôi dạy của cha mẹ, thái độ, cách đánh giá của họ đối với trẻ.

Những đứa trẻ bị cha mẹ phủ nhận lớn lên sẽ đánh giá thấp giá trị của mình. Ảnh minh họa

Trong cuộc sống, 3 hành vi phổ biến nhất của cha mẹ rất có thể sẽ nuôi dạy một đứa trẻ thiếu tự tin và giá trị bản thân thấp.

1. Không bao giờ công nhận công sức của con

Mong muốn lớn nhất của một đứa trẻ là được cha mẹ công nhận, khẳng định. Thế nhưng nhiều cha mẹ luôn lo sợ khen ngợi sẽ khiến con tự kiêu, vậy nên họ sẵn sàng lờ đi hoặc phủ nhận công sức của con.

Thật ra, trong lòng trẻ thơ, cho dù cả thế giới không công nhận mình thì chỉ cần được cha mẹ công nhận, các em đã cảm thấy hạnh phúc và có động lực tiến bước.

Nhưng có những đứa trẻ không được may mắn như vậy. Các em thường xuyên bị cha mẹ phớt lờ, nỗi buồn đó khiến các em thiếu đi cảm giác an toàn, lúc nào cũng tự ti. Các em cho rằng bản thân mình kém cỏi, không đủ tốt, ngay cả những người thân yêu nhất như cha mẹ cũng thấy không vừa ý.

Bác sĩ, chuyên gia tâm thần học nổi tiếng Alfred Alder từng nói: "Đứa trẻ hạnh phúc sẽ dùng tuổi thơ để chữa lành mọi vết thương trong đời. Đứa trẻ bất hạnh sẽ dùng cả đời để hàn gắn những tổn thương của thời thơ ấu".

Nếu tuổi thơ của một đứa trẻ hạnh phúc và tươi đẹp, thì trẻ sẽ là người ấm áp và tự tin, lúc nào cũng đối mặt với cuộc sống bằng một thái độ tích cực, vui vẻ và ngược lại! Một đứa trẻ bị cha mẹ phủ nhận, chưa nói đến việc sau này có làm tốt công việc của mình hay không, ít nhất có một điều chắc chắn rằng: Cảm giác hạnh phúc, niềm vui trong cuộc sống của trẻ sẽ rất thấp.

2. Bỏ bê tình cảm

Trong quá trình trưởng thành của trẻ, thái độ của cha mẹ giống như một tấm gương, để trẻ nhìn và cảm nhận mình là người như thế nào.

Trong giai đoạn quan trọng của tuổi thơ từ 0 đến 6 tuổi, trẻ rất cần sự quan tâm tích cực của cha mẹ. Nếu nhận được sự quan tâm, yêu thương và thấu hiểu của cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy mình quan trọng, có giá trị và xứng đáng được đối xử tốt.

Ngược lại, nếu cha mẹ thường phớt lờ trẻ, có thái độ thờ ơ, từ chối trẻ, ngăn cản trẻ bộc lộ cảm xúc sẽ khiến trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, sợ hãi, lo lắng, nghi ngờ tầm quan trọng và giá trị của bản thân.

Ví dụ, nếu trẻ muốn nói với mẹ điều gì đó nhưng mẹ đang bận, người mẹ phớt lờ những lời nói của con hoặc con nói xong giả vờ như chưa nghe thấy gì. Trẻ khóc vì chuyện gì đó, cha mẹ bực mình quát lớn: "Khóc có ích gì, con còn khóc nữa thì mẹ đuổi con ra ngoài".

Nếu những điều như vậy xảy ra thường xuyên, ý thức về giá trị bản thân của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, bởi vì trẻ không nhận được đủ sự quan tâm và tôn trọng từ cha mẹ.

3. Kiểm soát cuộc sống của con

Điều phối, kiểm soát mọi hành động của trẻ có thể khiến con không độc lập, phụ thuộc và thiếu tự tin khi không có cha mẹ bên cạnh. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ không gian để tìm tòi và khám phá mọi thứ tự lập. Đồng thời, thay vì kiểm soát, người lớn có thể hỗ trợ, hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động và khám phá kỹ năng mới.

Một đứa trẻ có thể trở thành người như thế nào trong tương lai phần lớn phụ thuộc vào cách giáo dục của gia đình. Ảnh minh họa

4. Đặt kỳ vọng, yêu cầu quá cao ở trẻ

Người mẹ luôn không hài lòng với mọi thứ về con gái mình, thường xuyên coi thường, lúc nào cũng chê bai căn phòng bừa bộn, kết quả học tập, kế hoạch học đại học... Đây là kiểu cha mẹ lúc nào cũng đòi hỏi quá cao ở con mình. Họ hy vọng con mình có thể trở thành đứa con ngoan, tài giỏi nên không ngừng giúp con cái sửa sai, bù đắp khuyết điểm, trở thành một bản thân tốt hơn.

Suy nghĩ như vậy là dễ hiểu nhưng sợ nhất là một số bậc cha mẹ quá ám ảnh muốn con mình phải hoàn hảo, khiến họ không nhìn nhận và đánh giá đúng thực lực của trẻ, vô tình gắn điều kiện vào tình yêu của con cái.

Quyền được lựa chọn

Phần lớn sự tự tin của trẻ đến từ sự độc lập. Cha mẹ thông minh thay vì can thiệp vào lựa chọn của con cần biết buông bỏ đúng lúc và để con tự quyết định. Con muốn mặc gì là việc của con. Nếu nhận thấy không phù hợp, con sẽ tự điều chỉnh lại phong cách của mình. Con muốn học ngành gì cũng là quyền của con. Nếu chọn sai, con phải tự chịu trách nhiệm.

Cha mẹ cứ quyết thay chỉ khiến ý thức tự chủ của con bị triệt tiêu, ảnh hưởng sự tự tin và thiếu tinh thần trách nhiệm. Dần dà, việc gì con cũng dựa dẫm vào người khác và nảy sinh tính dễ dãi.

Kiểm soát và làm mọi thứ cho con cái chính là cách giáo dục độc hại nhất. Dám buông tay chính là bài kiểm tra thực sự về phẩm chất tâm lý và phán đoán giá trị của cha mẹ. Chỉ khi cha mẹ biết buông bỏ, con cái mới thực sự trưởng thành và hạnh phúc.

New Volume Lash by Bonna Beauty: Sydney Best EyeLash Extension near Bankstown Revesby Campsie.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật