Về đền Sái xem “chúa” múa kiếm, “vua” ban lộc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Chúa” múa kiếm, “vua” ban lộc là nghi lễ độc đáo tại làng Thụy Lôi để tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa.
Về đền Sái xem “chúa” múa kiếm, “vua” ban lộc
Ảnh minh họa

Lễ hội Đền Sái được tổ chức tại đền Sái thuộc làng Thụy Lôi, huyện Đông Anh, Hà Nội, đền cũng là một trong những điểm tham quan được nhiều người ghé đến chiêm bái.

Đều đặn hàng năm, cứ đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch là dân làng lại cùng nhau tổ chức lễ hội Đền Sái với những nghi thức rước vua, rước chúa và cả hoạt động chém tinh gà trắng cực thú vị và độc đáo.

Lễ hội Đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Tương truyền rằng trong suốt quá trình nhà vua xây thành, cứ đều đặn ngày đắp đêm lại bị đổ nên mãi mà thành vẫn chưa thể xây xong. Việc này là do yêu ma Bạch Kê Tinh (tinh gà trắng) phá hoại. Vốn dĩ tinh gà trắng ban ngày trú ẩn nơi núi Thất Diệu và chỉ xuất hiện, phá hoại việc xây thành khi trời chập tối mà thôi.

Nhà vua vốn không biết làm thế nào để tiêu diệt yêu tinh, bèn lập đài cầu khẩn thần linh, lúc này liền được Huyền Thiên Chấn Vũ sai thần Kim Quy hiện ra mách kế chém giết tinh gà trắng để việc xây thành có thể được hoàn thành. Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Chấn Vũ năm nào, nhà vua đã xây đền thờ ở đỉnh núi Thất Diệu. Ngôi đền thờ trên đỉnh Thất Diệu ngày ấy chính là Đền Sái ngày nay. Tương truyền rằng, đền cũng chính là nơi Huyền Thiên tu luyện năm nào nên còn được gọi với cái tên khác là Vũ Đương Sơn.

Sau này, nhiều đời vua chúa đời sau cũng thường về đây bái yết vào mỗi độ xuân về. Thế nhưng, bởi vì nhận thấy việc đi lại quãng đường tương đối xa khá hao phí tiền bạc và cả công sức của người dân nên vua đã ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Từ đó trở đi, Lễ hội Đền Sái đã được tổ chức đều đặn mỗi năm một cách trang trọng với đầy đủ những nghi lễ.

Ngày 12 tháng Giêng âm lịch, Lễ hội Đền Sái chính thức được diễn ra. Trong ngày này, "vua", "chúa" và các sứ sẽ tề tựu ở khu vực sân đình từ sớm và đều được con cháu khênh kiệu rước từ nhà ra.

Người vào vai “chúa” là ông Trần Văn Tích (73 tuổi). "Chúa" được vẽ mặt đỏ để phân biệt với "vua"

Vào vai "vua" là cụ Nguyễn Quang Vinh, năm nay 73 tuổi.

Lễ bái xong, "vua", "chúa" được rước trên kiệu, đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng, trang nghiêm.

Trên đường đi, kiệu "chúa" được các thanh niên trai tráng quay kiệu hừng hực khí thế.

Cứ đi được một đoạn kiệu "chúa" được tung hô rồi chạy rầm rập trong không khí sôi động.

Ngồi trên kiệu, "chúa" liên tục khua kiếm để tạo sự sôi động cho cuộc rước.

Người đóng vai chúa phải có sức khoẻ tốt mới có thể trụ vững gần 2 tiếng quay vòng, nâng lên hạ xuống.

Kiệu và người luôn được bảo hiểm chặt chẽ tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Trên đường về đình, “vua” thường xuyên ban lộc cho đoàn múa lân mua vui cho “vua” và “chúa”.

Ai nấy cũng đều muốn nhận lộc từ vua

Nhiều mệnh giá được "vua" ban lộc như 50.000 đồng, 100.000 đồng và 200.000 đồng.

Đoàn rước còn bao gồm các quan đi cùng vua, chúa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật