Trẻ dưới 1 tuổi khi ăn dặm: Những điều cần lưu ý để tránh gây hại

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ăn dặm được coi là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của con. Đây là thời kỳ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc như bột, cháo, cơm, rau củ... Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm thường là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.
Trẻ dưới 1 tuổi khi ăn dặm: Những điều cần lưu ý để tránh gây hại
Ăn dặm được coi là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của trẻ. Ảnh minh họa.

Nhiều cha mẹ quá kiêng cữ khi trẻ ăn dặm, ngược lại có cha mẹ lại rất qua loa, người lớn ăn gì thì để phần nhỏ để nấu bột cho bé. Bởi vậy, việc cho trẻ ăn dặm cần phải lưu ý những gì, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi vẫn còn non nớt và đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, trẻ chưa thể hấp thụ tất cả những thức ăn mà người lớn ăn được.

Trẻ tập ăn dặm như thế nào?

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, cha mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm. Thông thường các khuyến cáo cho thấy trẻ cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết gồm nhóm bột - đường, nhóm đạm - thịt, tôm, cua, cá, trứng…, nhóm chất béo - dầu, mỡ và nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất từ nguồn rau xanh, trái cây tươi. Trẻ 8 tháng - 12 tháng tuổi nên tập cho trẻ ăn những thức ăn đặc hơn như cháo, bún, phở hoặc cơm nát… để trẻ phát triển khả năng nhai, vì đây là giai đoạn trẻ đang mọc răng.

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, cần lưu ý những điều sau để tránh gây hại cho trẻ

1. Nêm muối vào thức ăn dặm có thể gây hại cho trẻ

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ không được nêm muối gia vị vào bột, cháo… của trẻ. Vì nếu thêm muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận, do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt. Trong khi đó, nếu nấu bột hoặc cháo thịt với bí đỏ, trong 1 bát con 100ml cho trẻ ăn cung cấp 5.55mg Natri, chưa kể lượng Natri có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, nếu nấu cháo hay bột mà nêm nếm thêm muối, có thể tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên, ảnh hưởng đến chức năng thận và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này có thể dễ làm tổn thương não bộ. Bởi vậy, khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho muối gia vị, lý do là trong một số thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt, rau tươi... đều đã cung cấp đủ Natri cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi.

2. Nêm đường vào thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ

Khi trẻ ăn dặm nhiều cha mẹ thường sử dụng đường vào đồ ăn, điều này sẽ không tốt đối với trẻ. Thực tế cho thấy, hầu hết các thực phẩm tự nhiên đều chứa đường, khi trẻ ăn các thực phẩm này đã được nạp vào một lượng đường nhất định. Vì vậy, không cần nêm thêm đường vào đồ ăn, thức uống của trẻ. Không nên cho trẻ ăn thực phẩm ngọt nhiều đường. Nếu sử dụng có thể làm trẻ giảm hấp thụ chất dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, giảm phát triển chiều cao và đối mặt với chứng béo phì sau này.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ không được nêm muối gia vị vào bột, cháo… của trẻ.

3. Cho trẻ ăn loại hải sản có vỏ dễ gây dị ứng

Trẻ ở độ tuổi ăn dặm, bị dị ứng thức ăn không phải chuyện hiếm gặp. Theo nghiên cứu, trẻ từ 0 - 1 tuổi là độ tuổi dễ bị dị ứng thức ăn, chiếm tỷ lệ nhiều nhất và đến khi trẻ được 3 tuổi khả năng bị dị ứng thức ăn chiếm khoảng 60%. Sau đó, càng lớn tuổi thì khả năng bị dị ứng càng giảm.

Chính vì vậy, khi mới tập cho trẻ ăn dặm, cha mẹ không nên cho ăn các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… vì chúng rất dễ gây dị ứng. Các khuyến cáo cho thấy chỉ nên cho trẻ ăn sau 1 tuổi, cho ăn tập ít một để thăm dò.

4 nộ‌i tạn‌g động vật không ăn nhiều vì dễ ngộ độc

Mặc dù gan, tim, thận... rất giàu giá trị dinh dưỡng, nhưng khi cho trẻ ăn, nhất là khi trẻ dưới 1 tuổi cần thận trọng, vì trong nộ‌i tạn‌g động vật chứa hàm lượng Cholesterol và chất béo bão hòa cao, cần sử dụng một cách cân đối.

Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng giàu Purine, hạn chế sử dụng với những bệnh nhân tăng Acid Uric máu. Một điều đặc biệt cần lưu ý là khả năng nhiễm độc khi dùng nộ‌i tạn‌g. Nếu con vật bị nhiễm trùng, ký sinh trùng hoặc chất độc… thì không chỉ nộ‌i tạn‌g mà thịt động vật cũng có thể bị nhiễm theo. Vì vậy, cần lựa chọn nơi có uy tín. nộ‌i tạn‌g là nguồn cung cấp chất đạm và béo, bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng khác, khi ăn phải cân đối khẩu phần. Theo khuyến cáo, sử dụng không quá 2 ngày/tuần, vì ăn quá nhiều sẽ gây gánh nặng nên thận của trẻ, chưa kể đến có thể bị ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Listeria.

5. Lòng trắng trứng không có lợi cho hệ tiêu hóa, có nguy cơ dị ứng

Thông thường, trẻ khoảng 6 tháng tuổi có thể ăn thêm thực phẩm bổ sung. Các bác sĩ khoa nhi khuyến cáo, lần đầu tiên trẻ ăn lòng đỏ trứng gà, mẹ nên nghiền lòng đỏ, hoặc trộn vào cơm nát cho trẻ ăn. Lượng lòng đỏ cho trẻ ăn có thể là 1/4 đến 1/2, sau đó là cả lòng đỏ trứng gà.

Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng gà, bởi dạ dày của trẻ nhỏ còn yếu. Nếu tính riêng lòng đỏ trứng gà đã đủ đáp ứng chất dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ hấp thu thêm Protein từ lòng trắng trứng gà là quá nhiều, không có lợi cho hệ tiêu hóa, thậm chí gia tăng nguy cơ dị ứng đối với trẻ. Tốt nhất, chỉ nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng khi trẻ đã được 1 tuổi trở lên để tránh tình trạng dị ứng.

New Volume Lash by Bonna Beauty: Sydney Best EyeLash Extension near Bankstown Revesby Campsie.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật