Bị phương Tây trừng phạt, hàng không Nga phải tháo dỡ máy bay phản lực

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các hãng hàng không Nga, bao gồm cả Aeroflot do nhà nước kiểm soát, đang loại bỏ các máy bay phản lực để đảm bảo không cần phải mua từ nước ngoài những phụ tùng thay thế, nhằm đối phó với lệnh trừng phạt của phương Tây.
Bị phương Tây trừng phạt, hàng không Nga phải tháo dỡ máy bay phản lực
Một chiếc Airbus A320 của hàng không Nga

Những bước đi này cũng phù hợp với định hướng và lời khuyên của chính phủ Nga vào tháng 6 vừa rồi, dành cho các hãng hàng không đang sử dụng một số bộ phận từ nước ngoài. Mục đích nhằm đảm bảo số máy bay còn lại có thể tiếp tục hoạt động cho đến tối thiểu năm 2025.

Hàng không Nga tháo rời nhiều bộ phận máy bay

Các biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với Nga một thời gian sau bùng phát xung đột Nga - Ukraine, điều này khiến cho các hãng hàng không nước này không thể mua phụ tùng thay thế hoặc bảo trì ở phương Tây. 

Các chuyên gia hàng không nói Nga có thể sẽ bớt xén các bộ phận từ chính máy bay mà vẫn đảm bảo cho nó hoạt động. Ít nhất một chiếc Sukhoi Superjet 100 do Nga sản xuất và một chiếc Airbus A350, cả hai đều do Aeroflot vận hành, hiện đang được hạ cánh và được tháo rời. Một số nguồn tin cho rằng chiếc máy bay Airbus A350 gần như hoàn toàn mới.

Phần lớn đội máy bay của Nga gồm các máy bay phản lực chở khách của phương Tây. Các thiết bị đã được lấy từ một vài chiếc Boeing 737 và Airbus A320 của Aeroflot, vì hãng đang cần thêm phụ tùng thay thế từ những mẫu máy bay này cho những chiếc Boeing 737 và Airbus A320 khác.

Nga bị đẩy vào thế khó

Các siêu máy bay Sukhoi do Nga lắp ráp cũng phụ thuộc nhiều vào các bộ phận của nước ngoài.  Một động cơ đã bị loại bỏ khỏi chiếc Superjet để cho phép một chiếc Superjet khác tiếp tục bay. Các động cơ thường xuyên được hoán đổi giữa các máy bay, cung cấp theo các hợp đồng riêng biệt. Hơn nữa, chúng không thuộc phần khung máy bay cốt lõi. 

Hàng không phương Tây cho biết "chỉ còn là vấn đề thời gian" trước khi máy bay của Nga bị "ăn thịt" bởi đồng loại. Các thế hệ máy bay phản lực mới hơn - như A320neo, A350, Boeing 737 MAX và 787 - có công nghệ phải được cập nhật liên tục.

Khoảng 1 năm kể từ khi lệnh trừng phạt có hiệu lực, sẽ là một "thách thức" đối với việc duy trì các máy bay phản lực hiện đại, ngay cả đối với cơ sở kỹ thuật phát triển của Nga. Đây là lịch sử chưa bao giờ xảy ra, nó xuất phát từ những khó khăn tài chính và buộc chính phủ Nga phải "bất đắc dĩ" thực hiện nhằm giải quyết tác động của các lệnh trừng phạt.

Các máy bay phản lực của Nga có thể hoạt động trở lại với điều kiện những bộ phận bị lấy đi của nó được lắp ráp lại. Hiện gần 80% đội bay của Aeroflot là các máy bay Boeings (BA.N) và Airbuses (AIR.PA) - nó có 134 Boeings và 146 Airbuses, cùng với gần 80 máy bay Sukhoi Superjet-100 do Nga sản xuất vào cuối năm ngoái.

Có khoảng 50 máy bay Aeroflot - chiếm 15% đội bay của hãng đã không cất cánh kể từ cuối tháng 7, chúng bị mắc kẹt do lệnh trừng phạt. Có 3 trong số chiếc Airbus A350 do Aeroflot vận hành, gồm đã không cất cánh trong khoảng ba tháng nay. 

Hàng không Nga cũng hạn chế các tuyến bay do lệnh trừng phạt của phương Tây, vì thế rất có thể nhiều máy bay phản lực nữa sẽ bị cho vào danh sách loại bỏ. Các nhà sản xuất phương Tây hiểu rằng hầu hết siêu máy bay chiến đấu đang được vận hành ở Nga, chỉ cần ngừng sản xuất và vận chuyển phụ tùng thay thế, Nga sẽ bị tổn hại lớn.

 Nga sẽ phải hạn chế rất nhiều chuyến bay trong thời gian tới

Thách thức lớn trong tương lai

Theo như kế hoạch phát triển đến năm 2030, hãng hàng không Nga ước tính rằng đất nước này sẽ  phải đối mặt với những thách thức lớn nhất với dòng A350 và Bombardier Q khi việc bảo trì chúng được thực hiện ở nước ngoài.

Nga đang cố gắng cầm cự giữ cho 2/3 đội bay nước ngoài hoạt động đến cuối năm 2025. Nhưng thách thức chính sẽ là giữ cho động cơ và thiết bị điện tử phức tạp hoạt động theo đúng thứ tự.

Hãng Aeroflot từng nằm trong số các hãng hàng không hàng đầu thế giới nhưng hiện đang phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước và giảm đến 22% lượng máy bay hoạt động sau khi nhận lệnh trừng phạt.

Ngoài ra, các công ty từ châu Á và Trung Đông cũng lo ngại nguy cơ bị chính phủ phương Tây trừng phạt thứ cấp nếu họ giúp đỡ Nga, cho nên hiện họ cũng không thể hỗ trợ được gì cho Nga.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15097
  1. Vai trò của vệ tinh tư nhân trong xung đột Nga-Ukraine
  2. Nổ bí ẩn liên tiếp ở bán đảo Crimea, Nga nói có dấu hiệu phá hoại
  3. Tính ưu việt của xe chiến đấu hạng nhẹ Mỹ trang bị cho Ukraine
  4. Nga bắt đầu cấp bằng lái và biển số xe tại Kherson
  5. Nga nói không cần dùng vũ khí hạt nhân để đạt mục tiêu ở Ukraine
  6. Lần thừa nhận hiếm hoi của Nga về một loạt vụ nổ ở Crimea
  7. Nga nói vụ nổ kho đạn ở Crimea là hành động “phá hoại có chủ đích”
  8. Nga tố Mỹ muốn kéo dài xung đột ở Ukraine, chê hệ thống tên lửa HIMARS
  9. Cựu cố vấn Lầu Năm Góc nói Ukraine thất bại trong kế hoạch phản công
  10. Nổ kho đạn ở Crimea, Nga lên tiếng
  11. Nga điều tổ hợp tên lửa thế hệ mới bảo vệ sân bay sát biên giới Ukraine
  12. Tổng thống Ukraine tiếp tục chiến dịch thanh trừng quan chức an ninh
  13. Phương Tây tính chuyển giao chiến đấu cơ tối tân cho Ukraine: Đã quá muộn?
  14. Quan chức Zaporizhzhia nêu lý do IAEA không thể tới nhà máy điện hạt nhân
  15. Nga tuyên bố không cho phép bất kỳ ai phá hủy cầu Crưm
  16. Hai yếu tố chiến lược khiến cuộc chiến ở Ukraine khó kết thúc sớm
  17. Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Ukraine đã phá sản”
  18. Tổng thống Zelensky tức giận khi bị lộ bí mật những gì diễn ra tại căn cứ Nga ở Crimea
  19. Ukraine tuyên bố bắn rơi 24 máy bay chiến đấu Su-35, Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận mất hơn 200 phi công
  20. Ukraine đổi chiến thuật, tấn công mục tiêu Nga sâu trong tiền tuyến
  21. Những vũ khí mới xuất hiện trên chiến trường do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine
Video và Bài nổi bật