Phi công Việt Đỗ Hữu Vị được đặt tên quảng trường ở Pháp

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 9-7-1916, giữa Thế chiến I khốc liệt, đại úy - phi công Đỗ Hữu Vị đã hy sinh dưới làn đạn chiến tranh ở vịnh Somme, miền bắc nước Pháp. 106 năm sau, ông đư
Phi công Việt Đỗ Hữu Vị được đặt tên quảng trường ở Pháp
Đại úy phi công Đỗ Hữu Vị đã được nước Pháp đặt tên cho một quảng trường ở Paris ngày 29-6-2022 - Ảnh: TTXVN

Ngày 29-6 vừa qua, chính quyền Pháp tri ân người hùng gốc Việt bằng lễ khánh thành quảng trường Đỗ Hữu Vị ở trung tâm quận 16, thủ đô Paris. Quảng trường này nằm ngay sát với đường Louis Blériot, người đã lái máy bay vượt biển Manche vào năm 1909 và cũng là thầy giáo của Đỗ Hữu Vị.

Lì lợm, dũng cảm và tinh tế

Trong hồ sơ quân ngũ của người phi công lừng lẫy này có những dòng nhận xét: "Lì lợm, kiên trì, dũng cảm, tinh tế trong chiến thuật, chữ sợ không có trong ngôn ngữ của sĩ quan Vị!".

Đỗ Hữu Vị là phi công gốc Việt đầu tiên và phi công người Việt duy nhất thời đó của quân đội Pháp. Ở thời khởi đầu của không quân, Đỗ Hữu Vị cũng là sĩ quan dẫn đầu những chuyến bay trinh sát đầu tiên ở Morocco trong hàng ngũ quân đội Pháp.

Ông là người thiết lập nền tảng chiến lược của sự "thông tin từ trên không". Có thể nói đó là "tiền thân" của quan sát vệ tinh và máy bay không người lái ngày hôm nay. Năm 1915, khi Thế chiến I bắt đầu được 1 năm, ông bay qua chiến tuyến của địch và truyền tải thông tin cần thiết. Do thời tiết xấu, máy bay của ông bị rơi trên đường trở về sau chuyến trinh sát ở Đức và ông bị trọng thương.

Thay vì trở về nhà nghỉ dưỡng vì ông có quyền làm vậy, Đỗ Hữu Vị lại xin tiếp tục phục vụ và trở lại quân đội Pháp vào năm 1916. Ông tham chiến ở vịnh Somme, một vùng đầm biển ở miền bắc nước Pháp. Đây là nơi quân đội Pháp và Đức giao tranh trong cuộc chiến sa lầy, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong Thế chiến I.

phi công Đỗ Hữu Vị (ngồi sau) - Ảnh: Frères D’Armes

Sự khốc liệt nơi đây được ví như một "lò mổ thịt" khổng lồ. Hàng trăm ngàn binh lính hy sinh chỉ trong vài tháng. Một ngày như mọi ngày tại chiến trường chằng chịt những đường hào và hầm trú pháo, Pháp và Đức đánh và chết, rồi di tản binh lính bị thương với chiếc cờ trắng có biểu tượng Chữ thập đỏ.

4h chiều 9-7-1916 trong "lò mổ" này, sĩ quan chỉ huy, đại úy Đỗ Hữu Vị, như ông luôn luôn làm, dẫn đầu tiểu đoàn kỵ binh đánh bộ tấn công vị trí cố thủ của Đức. Đại úy Vị sau đó đã ngã xuống dưới những làn đạn. Đó là khoảnh khắc cuối cùng đầy oanh liệt của phi công người Việt đầu tiên trong lịch sử Pháp.

"Không cho tôi bay? Xin cho tôi đi đánh bộ. Tôi muốn trở lại binh chủng gốc của tôi!" - sĩ quan Đỗ Hữu Vị đã viết dòng chữ này cho bộ tham mưu không quân Pháp ở Paris trước khi hy sinh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật