Tội phạm tống tiền tìn‌ּh dụ‌ּc ở Tây Ban Nha thường đòi nạn nhân trả bao nhiêu tiền?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở Tây Ban Nha, đã nhiều hơn một lần cảnh sát phá được đường dây tống tiền nhằm vào nam giới có liên quan đến ’dịch vụ nhạ‌y cả‌m’. Trong đó, nạn nhân bị yêu cầu trả nhiều tiền, nếu không trả thì những chuyện nhạ‌y cả‌m kia tất nhiên là sẽ bị làm cho bung bét.
Tội phạm tống tiền tìn‌ּh dụ‌ּc ở Tây Ban Nha thường đòi nạn nhân trả bao nhiêu tiền?
Majorca, nơi 2 nghệ sĩ người Việt bị cáo buộc tội cưỡng bức. Ảnh: Shutterstock.
ad@ contact us

Tại các điểm du lịch nổi tiếng rất hay có nhiều kiểu lừa đảo cực kỳ đa dạng. Trong đó, ở Tây Ban Nha - một đất nước thu hút cực nhiều du khách, đặc biệt là du khách nhiều tiền, có một kiểu được gọi là sextortion (s*x + extortion), tức là “tống tiền tìn‌ּh dụ‌ּc”. Đây chính là kiểu lừa đảo mà có nhiều lời đồn đoán rằng 2 nghệ sĩ Việt Nam bị vướng vào, dù 2 người này đang bị giữ ở lại Tây Ban Nha do cáo buộc là đã cưỡng bức cô gái 17 tuổi người Anh.

Theo trang El Pais, năm 2020, cảnh sát Tây Ban Nha công bố số nạn nhân của mạng lưới sextortion đã lên đến gần 4.000, và đó chỉ là con số bề nổi. Mạng lưới này có khoảng 30 người, “công việc” chính là dùng thông tin và/ hoặc hình ảnh liên quan đến tìn‌ּh dụ‌ּc để đòi tiền nạn nhân. Các nạn nhân là những người đã có hoặc cố gắng có sử dụng/ thỏa thuận về dịch vụ mạ‌ּi dâ‌ּm, thường xuyên hoặc thỉnh thoảng.

Thế rồi mạng lưới sextortion sẽ liên lạc với các nạn nhân, nói rằng nếu không gửi tiền thì nạn nhân sẽ bị đánh đập hoặc các thông tin “nhạ‌y cả‌m” sẽ được công bố cho nhiều người (nhất là người nhà) biết.

Một điểm du lịch ở Tây Ban Nha. Ảnh: INews.

Một nạn nhân từng bị người của mạng lưới sextortion đòi gửi 450 euro (11 triệu đồng) trong vòng nửa tiếng, không gửi thì sẽ bị “ăn đạn vào chân”. Theo báo cáo của cảnh sát, nỗi sợ bị tấn công hoặc bị tung thông tin nhạ‌y cả‌m “làm các nạn nhân tê liệt và phải gửi tiền theo yêu cầu, một số trường hợp phải gửi đến hàng ngàn euro”. Một nạn nhân đã bị buộc phải gửi tới 25.000 euro (608 triệu đồng). Các nhà điều tra cho rằng, cho đến khi bắt được những kẻ đầu tiên trong mạng lưới thì mạng lưới này đã kiếm được hàng trăm ngàn euro rồi.

Cảnh sát Tây Ban Nha đã phá được vài đường dây chuyên "tống tiền tìn‌ּh dụ‌ּc". Ảnh minh họa: Getty.

Thậm chí, giữa năm 2021 còn có một đường dây tống tiền chuyện nhạ‌y cả‌m ở Tây Ban Nha mà lạ đời hơn nữa. Đó là một nghi phạm tự nhận mình là “the Messi of Work” (Messi của công việc, ý nói đến tài năng xuất sắc như cầu thủ Messi, còn “công việc” ở đây là lấy thông tin của những nạn nhân nam đã liên lạc với một dịch vụ mạ‌ּi dâ‌ּm giả).

Tức là, “Messi” này làm các quảng cáo dịch vụ mạ‌ּi dâ‌ּm (nhưng thực ra không có dịch vụ nào), để thu hút khách hàng là nam. Khi khách liên lạc, thông tin của họ bị “Messi” dùng để tống tiền, dọa là sẽ tấn công hoặc tung thông tin cho gia đình nạn nhân biết.

Những nạn nhân này chủ yếu là sợ gia đình biết chuyện mình đi tìm dịch vụ nhạ‌y cả‌m nên đồng ý trả tiền. Số tiền mà mỗi nạn nhân phải nộp - chỉ vì liên lạc với một dịch vụ không tồn tại - có thể từ 100 đến tận 80.000 euro (2,4 triệu đến hơn 1,9 tỷ đồng). Trớ trêu là tất cả những lời đe dọa đều là giả. “Messi” kia không hề có khả năng tấn công nạn nhân hay ý định báo cho gia đình nạn nhân biết. Nhưng hắn (khá ít tuổi) có thể kiếm được đến 50.000 euro/ tháng (hơn 1,2 tỷ đồng) mà chẳng phải vất vả gì, cũng chẳng phải chia lợi nhuận với ai.

Có nạn nhân chỉ liên lạc chứ chưa gặp ai hay làm gì thì đã bị tống tiền rồi. Ảnh minh họa: Theocharis Katranis.

Theo tờ The Olive Press của Tây Ban Nha, loại tội phạm “tống tiền chuyện nhạ‌y cả‌m” đang ngày càng tăng ở đây, với nhiều kẻ bị bắt trên khắp đất nước. Cách duy nhất để tránh loại tội phạm này chỉ là… không cố liên lạc hoặc sử dụng dịch vụ nhạ‌y cả‌m mà thôi.

Nguồn Tin:
@ contact us
Video và Bài nổi bật