Câu hỏi chưa có lời giải về vết tích trên bề mặt Mặt Trăng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chủ nhân của mảnh tên lửa đâm vào Mặt Trăng tạo ra 2 miệng núi lửa khổng lồ vẫn còn là một ẩn số.
Câu hỏi chưa có lời giải về vết tích trên bề mặt Mặt Trăng
Hai hố trũng kép rộng lần lượt 18 m và 16 m đã được tìm thấy trên bề mặt Mặt Trăng. Ảnh: NASA.

Tàu quỹ đạo Mặt trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA vừa phát hiện một tên lửa không rõ nguồn gốc đã lao xuống bề mặt của Mặt Trăng, tạo ra 2 hố trũng khổng lồ.

Miệng núi lửa kép này có đường kính là 18 m và 16 m lần lượt ở phía Đông và phía Tây. “Hai hố trũng này rất bất thường vì trước đó không có thân tên lửa nào có thể tạo ra miệng núi lửa kép trên Mặt Trăng”, NASA khẳng định.

Cũng trong thông cáo báo chí ngày 29/6, cơ quan hàng không cho biết rất có thể miệng núi lửa kép được tạo thành do va chạm với phần đuôi của tên lửa. Tuy nhiên, phỏng đoán này vẫn chưa có tính thuyết phục cao vì thông thường đầu mỗi tên lửa sẽ nặng hơn do có chứa động cơ, trong khi phần đuôi chỉ có bình nhiên liệu rỗng.

“Vì vẫn chưa xác định được nguồn gốc mảnh tên lửa này nên việc tạo ra 2 hố trũng có thể giúp xác định danh tính thật sự của tên lửa”, Mark Robinson, nhà nghiên cứu độc lập tại đội Camera của Tàu quỹ đạo Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (CLRO), cho biết.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ hiện chủ nhân của mảnh tên lửa bí ẩn gây nên vụ va chạm này vẫn còn là một ẩn số. Theo BGR, nhiều người đồn đoán rằng đây có thể là tầng trên của tên lửa Falcon 9 được SpaceX phóng lên vũ trụ từ năm 2015. Nhưng hãng hàng không vũ trụ của tỷ phú Elon Musk vẫn chưa đưa ra bất kỳ phát ngôn nào trước nghi ngờ này.

Mặt khác, nhà thiên văn học Bill Gray và những chuyên gia theo dõi vật thể trong vũ trụ khác lại cho rằng “thủ phạm” của 2 hố trũng này là tầng đẩy của tên lửa từng tham gia sứ mệnh Mặt Trăng Chang’e 5-T1 của Trung Quốc, được phóng hồi tháng 10/2014.

Phản hồi về thông tin này, Trung Quốc phủ nhận trách nhiệm của mình. Các quan chức Trung Quốc cho biết "tên lửa rác" này đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất và bốc cháy.

Các vụ va chạm với Mặt Trăng trước đó đều chỉ tạo ra 1 hố trũng với kích thước lớn. Ảnh: NASA.

Theo Forbes, đây không phải là lần đầu tiên Mặt Trăng hứng chịu trực tiếp khối rác đến từ nền văn minh của loài người. Trước đó, tên lửa được phóng trong sứ mệnh Apollo 13, 14, 15 và 17 trong giai đoạn 1960-1970 đã đâm vào Mặt Trăng để nghiên cứu về bề mặt của hành tinh này.

Tuy nhiên, tất cả đều được thực hiện có chủ đích. Do đó, vụ va chạm với Mặt Trăng mới đây đã đánh dấu lần đầu rác vũ trụ của Trái Đất vô tình lao vào hành tinh này, thậm chí còn tạo ra 2 miệng núi lửa khổng lồ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật