Việt Nam bỏ phí cả trăm triệu tấn vỏ dưa hấu, rơm rạ

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào do chưa sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp.
Việt Nam bỏ phí cả trăm triệu tấn vỏ dưa hấu, rơm rạ
Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT). Ảnh: Dân Việt.

Chiều 21/10, tọa đàm với chủ đề: "Giải pháp phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu" do Báo Báo phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Theo Tổng cục Thống kê, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, với kim ngạch 6 tỷ USD năm 2020. Trong khi đó, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước khi có cả trăm triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp.

"Mỏ vàng" phụ phẩm nông nghiệp bị thờ ơ

Ông Tuấn Xuân Chinh, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn đến giá thành chăn nuôi của sản phẩm.

Mỗi năm, Việt Nam cần 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại, trong đó có hơn 7 triệu tấn do nông dân tự sử dụng nguyên liệu phối trộn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; còn lại sản lượng 26 triệu tấn (bao gồm cả thức ăn chăn nuôi và thủy sản) do các doanh nghiệp sản xuất.

Đại diện Cục Chăn nuôi đánh giá thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi còn nhiều dư địa để phát triển. Thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp lớn như CP, Deheus… xây dựng nhà máy sản xuất ở Tây Bắc, Tây Nguyên, kết hợp với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dây chuyển, thiết bị hiện đại.

Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là ngành phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu như cám ngô, đậu tương, khô dầu. Tại Việt Nam, tổng diện tích trồng ngô dao động 900.000-1.100.000 ha. Trong thời gian qua, diện tích trồng ngô thậm chí giảm mạnh do giá thành sản xuất cao, chi phí lớn, năng suất chưa cao.

Theo ông Chinh, nguồn sản xuất thức ăn chăn nuôi tiềm năng nhất đến từ phụ phẩm chăn nuôi, với khoảng 61,4 triệu tấn, bên cạnh đó là cây trồng sau thu hoạch, tương đương 43 triệu tấn rơm. Tuy nhiên, Việt Nam chưa tận dụng được hết và muốn khai thác phải có công nghệ và cơ giới hóa đồng bộ.

Vấn đề lãng phí phụ phẩm nông nghiệp cũng từng được Bộ NNPTNT đưa ra bàn luận tại Hội nghị trực tuyến về hiện trạng và giải pháp xử lý phụ phẩm nông, lâm, thủy sản ở Việt Nam, nhất là tại 2 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra hồi giữa tháng 9.

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng việc thu gom, tái sử dụng các loại phụ phẩm trong nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp) không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn giúp nông dân có cơ hội làm giàu.

“Hạt nhãn, hạt vải thiều… có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa khai thác hết, không chỉ làm phân bón mà có thể chế biến làm thức ăn cho gia súc, thậm chí làm thực phẩm chức năng nhưng hiện nay chúng ta đang để lãng phí”, GS Võ Tòng Xuân nói.

Thấy cách giải từ nông nghiệp tuần hoàn

Thời gian qua, Thủ tướng đã giao Bộ NNPTNT xây dựng đề án công nghiệp hóa thức ăn chăn nuôi, trong đó nhấn mạnh giảm 5-10% nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Để thực hiện được, ông Tống Xuân Chinh cho rằng về trung và dài hạn, cần chủ động một phần nguồn nguyên liệu, cụ thể là ngô và đậu tương.

Sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm lớn, coi đây là thực hiện nông nghiệp tuần hoàn; chuyển đổi nhanh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất chăn nuôi; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Bên cạnh đó, áp dụng quy trình chăn nuôi thế nào để có thể sử dụng hiệu quả thức ăn chăn nuôi, giúp tiết kiệm chi phí đầu vào, tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng; giảm các khâu trung gian, đại lý để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi; cân đối lại tiêu dùng ở người Việt Nam trong việc sử dụng cơ cấu các loại thịt.

“Hiện chúng ta sử dụng tới 60% thịt lợn trong các bữa ăn, trong khi sản xuất 1 kg thức ăn chăn nuôi cho lợn tốn nguồn nguyên liệu lớn hơn rất nhiều so với các loại thức ăn chăn nuôi cho vật nuôi khác, ông Chinh chia sẻ.

Cần có lộ trình cụ thể để phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi. Ảnh: Nam Khánh.

Còn trước mắt, giải pháp quan trọng nhất là đề nghị các địa phương cho mở cửa đồng loạt để thông thương các nguyên liệu, giúp chuỗi sản xuất không bị đứt gãy, góp phần làm giảm các chi phí cấu thành nên giá sản phẩm.

Đối với nông dân và nông trại, việc tự phối trộn thức ăn chính là giải pháp hữu hiệu nhất giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được việc sản xuất được thông suốt, hiệu quả.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Sơn cho rằng Chính phủ cần có một chiến lược tổng thế về phát triển thức ăn chăn nuôi; cần có giải pháp về chính sách, trước hết là về vốn tín dụng ưu đãi, thuế, đất đai...

Có thể chuyển một số giống lúa chất lượng cao sang một số giống lúa chất lượng thấp nhưng có năng suất cao để làm thức ăn chăn nuôi, đưa ngô sinh khối, cám gạo làm nguyên liệu thức ăn; tăng diện tích trồng đỗ tương để chế biến thức ăn chăn nuôi.

“Bên cạnh đó, chúng ta cần quan tâm hơn nữa vấn đề quản lý cả về chất lượng, thị trường, về giá. Các doanh nghiệp FDI chiếm 30% nhưng lại chiếm đến 60%, có hay không câu chuyện các ông lớn làm giá thức ăn chăn nuôi, chúng ta cần rà soát, xem xét kỹ”, ông Sơn nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật