Vì sao 5,4 ha rừng ngập mặn gần KCN Đình Vũ bị chết hàng loạt

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơ quan chức năng đã kiểm tra và xác định sơ bộ nguyên nhân khiến hơn 5ha rừng ngập mặn gần KCN Deep C (Đình Vũ) và một số nhà máy bị chết hàng loạt.
Vì sao 5,4 ha rừng ngập mặn gần KCN Đình Vũ bị chết hàng loạt
Hơn 5ha rừng ngập mặn bị chết khó có khẳ năng phục hồi. Ảnh: Đinh Mười.
ad@ contact us

Liên quan đến 5,42 ha rừng ngập mặn ở tiểu khu HA, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng chết hàng loạt thời gian qua, viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) đã có kết quả xác định nguyên nhân sơ bộ.

Theo đó, sau khi sự việc xảy ra vào tháng 8/2020, trên cơ sở đề nghị của Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng, viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng đã vào cuộc khảo sát lô rừng 7-RTM, khoảnh 4, tiểu khu HA.

Diện tích rừng ngập mặn này chưa được giao hoặc cho thuê mà đang được UBND phường Đông Hải 2 quản lý, nằm trong quy hoạch bảo vệ phát triển rừng, gồm 2 loài cây chủ yếu là Bần Chua và Sú.

Xung quanh là khu công nghiệp KCN Deep C (Đình Vũ), bãi rác của Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng và một số nhà máy, xí nghiệp khác có hoạt động xả thải.

Sát khu vực rừng ngập mặn bị chết là KCN và nhiều nhà máy, xí nghiệp có hoạt động xả thải. Ảnh: Đinh Mười.

Để xác định mức độ ô nhiễm môi trường dẫn tới cây rừng bị chết, viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng tiến hành lấy mẫu đất, nước của lô rừng để phân tích kỹ lưỡng.

Kết quả phân tích mẫu đất, nước tại khu vực rừng bị chết cho thấy, các chỉ số về đất và nước được đánh giá nằm trong ngưỡng trung bình của đất ngập mặn, trong đó môi trường nước có độ pH ở mức độ trung tam tính, phù hợp với cây ngập mặn, tuy nhiên độ mặn khá cao (43-44 %), ít phù hợp với cây Bần Chua.

Ngoài ra, qua theo dõi mực nước tại lô rừng trong vòng 10 ngày cho thấy, mực nước tại cọc tiêu suốt quá trình theo dõi gần như không thay đổi, nước trong lô rừng không lưu thông, khu rừng luôn duy trì mực nước sâu khoảng 1,5 m - 2,3 m, không có thời gian phơi bãi.

Trên cơ sở đó, các đơn vị chức năng đã sơ bộ xác định rừng ngập mặn bị chết do một số nguyên nhân do việc san lấp mặt bằng các KCN xung quanh lô rừng làm dòng chảy thủy triều không lưu thông được, gây hiện tượng bao bì nước làm cây rừng bị chết.

Việc san lấp mặt bằng các KCN xung quanh lô rừng cũng ảnh hưởng đến dòng chảy thủy triều, được xác định là một nguyên nhân dẫn đến việc cây chết hàng loạt. Ảnh: Đinh Mười.

Sau đó, khi cây bị thối gốc đã làm cho nguồn nước và môi trường sống của động vật, thực vật bị ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài dẫn tới cây rừng chết hàng loạt không thể phục hồi.

Theo Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng, việc phục hồi rừng bị chết nói trên là không khả thi, còn việc trồng lại rừng tại đây thì sẽ rất khó khăn do điều kiện lập địa tại đây đã bị thay đổi và đang bị ô nhiễm nặng.

Mặt khác, khu vực này đang bị bao bí, không thoát nước được, khả năng phục hồi rừng rất thấp, chi phí cao nhưng hiệu quả kinh tế xã hội thấp, nên hướng giải quyết là thanh lý để giảm một phần diện tích.

“Chúng tôi đã tổ chức họp thanh lý gồm các đơn vị liên quan nhưng Thông tư 18 của Bộ Tài chính liên quan đến việc này không còn hiệu lực, giờ đang chờ Hướng dẫn bằng văn bản của Bộ NN-PTNT”, ông Phạm Văn Hiển – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng cho biết.

Nguồn Tin:
@ contact us
Video và Bài nổi bật