Gia đình có 7 F0 ở TP.HCM đoàn tụ sau khi chiến thắng Covid-19

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 25/7, tròn 30 ngày điều trị, G. có kết quả âm tính. Trước đó 2 tuần, cha mẹ và em gái của cô đã xuất viện.
Gia đình có 7 F0 ở TP.HCM đoàn tụ sau khi chiến thắng Covid-19
Sau khi đưa dì đi mổ khối u ở bệnh viện, P.G. được test nhanh phát hiện mắc Covid-19.

Ngày 24/6, sau khi đưa dì đi mổ khối u ở bụng, N.Q.P.G. (23 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) được test nhanh SARS-CoV-2 tại bệnh viện và cho kết quả dương tính.

Sau đó, 7 người trong gia đình G., gồm chị gái, ông bà ngoại, cha, mẹ, dì và em gái 10 tuổi, lần lượt được xác định mắc Covid-19. Họ được đưa vào điều trị ở các bệnh viện khác nhau.

Xem Video: Nữ tạp vụ của gia đình bệnh nhân thứ 17 bị nghi nhiễm Covid-19

//

Chia sẻ với Zing, G. cho hay cô không biết nguồn lây từ đâu.

Sau khi nhận kết quả dương tính, cô được chuyển đi điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cha mẹ và em gái ở bệnh viện Củ Chi, dì và ông ở bệnh viện Trưng Vương, còn bà nặng nhất thì ở bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Khó khăn

Trong lúc tạm cách ly chờ chuyển đến bệnh viện, G. đã khóc rất nhiều vì lo lắng. Ông của cô có bệnh về tâm thần, bà bị tai biến nằm liệt và viêm phổi. Cả hai đều đã hơn 80 tuổi.

Sau khi vào nhập viện, G. dần bình tĩnh trở lại. Cô bắt đầu khai báo lịch trình đi lại, lên danh sách những thứ cần thiết để nhờ bạn bè bên ngoài gửi vào.

Trong 14 ngày điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, mỗi sáng thức dậy, G. được bác sĩ phát thuốc và đo nồng độ SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu ngoại biên).

Do nhiễm bệnh ở thể nhẹ, những ngày đầu, cô chỉ bị sốt nhẹ, đau họng, ho khan. Sau 2-3 ngày, cô bị mất vị giác, khứu giác.

“Tôi ho rất nhiều, ho đến rát họng. Lúc súc miệng cũng đau chảy nước mắt. Có những bữa không ăn được cơm mà quên đăng ký cháo, các nhân viên y tế lại đi từng phòng để xin cháo cho. Nhìn thấy hành động đó, tôi thấy những cơn đau không còn quá ghê gớm", G. nhớ lại.

Hiểu được sự vất vả của các bác sĩ, G. luôn chủ động chăm sóc bản thân. Mỗi ngày, cô đều uống nhiều nước, bổ sung điện giải, sốt sẽ uống thuốc.

Với G., điều sợ nhất không phải là triệu chứng của bệnh mà là cảm giác xa gia đình, bất lực nhìn người thân bệnh trở nặng, các bác sĩ kiệt sức vì chăm sóc bệnh nhân.

G. cho hay trong thời gian điều trị, các thành viên trong gia đình vẫn liên lạc với nhau qua điện thoại. Tuy nhiên, chỉ có ông bà của G. bệnh nặng, nằm hồi sức từ hôm cách ly chưa thể liên lạc.

“Lời nhắn đầu tiên tôi nhận được về ông bà là tin nhắn báo tử. Đau đớn lắm, khi mất đi người thân mà không kịp nhìn mặt, ngày chúng tôi đi cách ly cũng là ngày từ biệt”, G. xúc động nói.

Chiến thắng Covid-19, đoàn tụ với gia đình

Mỗi ngày thức giấc trên giường bệnh, G. luôn làm "công tác tư tưởng" cho bản thân.

Mỗi lần được khám bệnh, hay gặp những nhân viên y tế, người lao công, cô luôn cố gắng vui vẻ, không quên nói cảm ơn vì những gì họ đã làm.

Ngày thứ 9, G. thấy khỏe hơn và bắt đầu thèm ăn.

Đến ngày thứ 15, G. được chuyển sang bệnh viện d‌ã chi‌ến số 4. Tại đây, cô được sắp xếp ở cùng với 2 bệnh nhân khác.

Trong phòng, mọi người luôn tìm việc để làm, truyền cho nhau những suy nghĩ tích cực. Họ cùng tập thể dục, dọn dẹp phòng, gom rác, quét nhà, chùi rửa nhà tắm, giặt quần áo, ngồi thiền, xem phim... song vẫn không quên giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.

Tại bệnh viện d‌ã chi‌ến, các bác sĩ hay gọi bệnh nhân là "bệnh nhân của em đâu rồi?" hay "bệnh nhân của em hôm nay khoẻ không?". Với cô, cụm từ "bệnh nhân của em" vừa gần gũi lại đầy trách nhiệm.

Suất cơm tại khu điều trị và những món quà P.G. nhận được từ các nhà hảo tâm.

Cô cũng luôn nhớ đến hình ảnh những điều dưỡng phải đi lau nhà, dọn rác nhà vệ sinh sau khi chăm sóc bệnh nhân.

Những anh chị lao công chỉ có 2 người phải phụ trách cả 3-4 khoa, đi phát cơm ngày 3 bữa rồi thu gom quần áo, phụ dắt bệnh nhân chuyển viện. Có những gương mặt quen, tới khuya, G. vẫn thấy họ còn làm việc.

Rồi khi chuyển đến bệnh viện d‌ã chi‌ến, cô gái 23 tuổi được chứng kiến câu chuyện về các anh dân quân làm việc hết công suất.

5 tầng nhà, với hơn 200 bệnh nhân, chỉ có 2 người làm hết các công việc từ phát cơm, vận chuyển đồ người nhà gửi vào, phát quà mạnh thường quân, thu dọn rác, bê giúp những thùng nước 20 lít tới các phòng…

Ngày 25/7, tròn 30 ngày điều trị, có kết quả âm tính, G. không giấu nổi sự hạnh phúc.

Trước đó 2 tuần, cha mẹ và em gái của cô đã xuất viện. G. và dì cũng khỏi bệnh để về nhà.

Cả gia đình 7 F0 thì 5 thành viên khỏi bệnh.

Ngày xuất viện, lúc đi qua các phòng bệnh, mọi người đều chúc mừng G., ai cũng mong mau chóng hết bệnh để được đoàn viên.

Về nhà, điều đầu tiên G. làm là lên thắp hương và nói lời cảm ơn đến ông bà ngoại. Cô ôm em gái và mẹ, ngắm nhìn ngôi nhà thân thương đã xa nhiều ngày. Cô gái 23 tuổi không quên gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những bác sĩ tuyến đầu chống dịch.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12177
  1. F0 cách ly tại nhà ở TP.HCM cần thuốc thiết yếu gì?
  2. Bồn chứa 32 tấn oxy và sáng kiến “đánh chặn từ xa” của quận 7
  3. Bản tin COVID-19 sáng 10/8: TP.HCM ghi nhận 2.490 trường hợp nhiễm mới
  4. Bác sĩ “chia đôi” một máy ECMO cứu hai F0 nguy kịch
  5. Sáng 10/8: Có 5.149 ca mắc covid-19 tại tp hcm và 22 địa phương khác
  6. 9.323 ca Covid-19 trong ngày 9/8, TP.HCM có 3.991 người nhiễm
  7. Vì sao có sự chênh lệch số liệu vaccine giữa TP.HCM với Bộ Y tế?
  8. TP.HCM: Gần 3.000 bệnh nhân Covid-19 xuất viện trong một ngày, đã tiêm được hơn 3,3 triệu liều vaccine
  9. Sở Y tế TP Hồ Chí Minh ra văn bản khẩn, hỗ trợ người dân tiêm vaccine đầy đủ
  10. Hơn 1 tháng, BV dã chiến số 1 TP.HCM có 9.000 bệnh nhân ra viện
  11. TP HCM sẽ nhận 600.000 liều vắc-xin AstraZeneca, tổ chức tiêm ngay từ ngày 9-8
  12. Quận 4: Đưa, đón người già neo đơn đi tiêm vaccine phòng Covid-19
  13. Bệnh viện Hồi sức Covid-19 nâng lên 700 giường trong tuần này
  14. TP.HCM làm rõ các vấn đề liên quan đến việc nhập vaccine Vero Cell
  15. Sở Y tế TP.HCM ra văn bản khẩn về tiêm vaccine cho người bị trì hoãn
  16. Gần 3.000 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM xuất viện trong một ngày
  17. TP.HCM nhận thêm 600.000 liều vaccine AstraZeneca sáng 9/8
  18. 9.000 F0 ở Bệnh viện dã chiến số 1 TP.HCM xuất viện
  19. Hành trình đón hũ tro của những F0 tử vong
  20. Hơn 9.000 người đã xuất viện tại Bệnh viện dã chiến số 1
  21. Sáng 9-8, TP.HCM sẽ nhận 600.000 liều vắc xin ngừa COVID-19
  22. TP.HCM cạn vắc xin, Bộ Y tế nói còn nhiều
Video và Bài nổi bật