Bé 10 tháng nằm một mình trên giường bệnh nCoV, có khi đạp lệch cả máy, BS túc trực “nhịn” đi vệ sinh

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng nay mở mắt ra đọc báo đã thấy đưa tin và hình ảnh về em bé 10 tháng tuổi nhiễm nCoV, một mình chiến đấu trong bệnh viện cùng các bác sĩ mà cay mắt các mẹ ạ.
Bé 10 tháng nằm một mình trên giường bệnh nCoV, có khi đạp lệch cả máy, BS túc trực “nhịn” đi vệ sinh
ảnh minh họa

Bé nhà mình cũng vừa tròn 10 tháng. Mình thực sự không thể tưởng tượng được, nếu con không may nhiễm bệnh thì sẽ thế nào. Chắc rồi cũng giống phụ huynh trong câu chuyện này, cứ liên tục liên tục gọi điện hỏi han bác sĩ chứ ở ngoài cũng đâu có làm được gì.

bệnh nhân đặc biệt nhỏ tuổi nhất tại nơi này. Ảnh: Zing

Em bé 10 tháng tuổi cùng các bác sĩ chiến đấu nCoV, không có người thân bên cạnh

Các bác sĩ cho biết, em bé 10 tháng tuổi đang được điều trị tại bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần Bình Dương, vào nhập viện trong tình trạng nặng.

Có ngày, bé nổi phát ban đầy người, bác sĩ chẩn đoán tiên lượng xấu. Người thân không được vào, các bác sĩ ở đây cũng như mẹ, như bố của em bé, không chỉ chữa bệnh mà con cho bé bú, thay bỉm. 

‘Nhiều khi muốn đi vệ sinh thôi nhưng lại sợ chẳng may khi mình ra ngoài, bé lại có chuyện gì thành ra không yên tâm. Thế nên chúng tôi ở trong phòng chăm bé gần như là 24/24, chỉ sợ sơ xẩy một cái lại xảy ra chuyện, thế nên là thôi ráng chịu nhịn. Tại vì là những bệnh nhân còn nhỏ như này khi phải dùng máy các bé đạp rất nhiều nên máy có thể bị lệch’, nữ bác sĩ nói.

BS. Kim Thuận cho biết: ‘Ở đây, các bệnh nhân nhỏ tuổi hay người lớn thì cũng đều do nhân viên y tế chăm sóc 100%. Không chỉ phải điều trị về chuyên môn mà còn phải đồng thời làm các việc lặt vặt cho bệnh nhân nữa nên cũng khá áp lực’.

Các bạn nhỏ vào trong này thì phải chăm sóc rất kỹ từ khâu bỉm, sữa… Mà bé nào mới nhập viện thì tình trạng cũng rất nặng. Ảnh; Zing

Bác sĩ ở đây nhiều khi muốn đi vệ sinh mà lại sợ có chuyện nên thôi, ráng nhịn. Ảnh: Zing

Người nhà bệnh nhân thì cứ lo lắng gọi điện suốt. Mệt mỏi chứ, áp lực chứ. Thế nhưng, những bác sĩ ở đây vẫn cố gắng nhẹ nhàng nhất có thể. Bởi vì, với họ đó không chỉ là công việc mà còn là xuất phát từ chính lương tâm của một người thầy thuốc.

Mệt mỏi, áp lực nhưng chưa bao giờ trút lên người nhà bệnh nhân. Họ tỉ mỉ, nhẹ nhàng suy nghĩ cho cả người bệnh. ‘Thật ra nghe điện thoại nhiều mình cũng mệt mỏi lắm mà không dám nói kỹ. Vì nói kỹ quá, sợ người nhà bé lo. Mình chỉ dám động viên tinh thần người nhà bé rằng tình hình đã như vậy rồi, các bác sĩ cũng đang cố gắng hết sức để điều trị cho bé. Vậy nên, người nhà cứ yên tâm’, nữ bác sĩ cho hay.

Chỉ mong cuộc chiến này sẽ nhanh chóng kết thúc để họ - những ‘thiên thần áo trắng’ sớm được trở về với gia đình của mình. Họ đã phải rời gia đình, ngày ngày vì chúng ta mà bước vào cuộc chiến ‘cân não’ từng giây từng phút cứu người. Thì chúng ta – những người điều đó cần phải có ý thức giữ gìn. Hãy vì mình cũng vì cộng đồng, đừng tăng thêm gánh nặng cho nhân viên y tế nữa.

Hiện tại, bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị cho 176 bệnh nhân. Trong đó có 33 bệnh nhân nặng, 8 người phải thở máy Nhân viên y tế chia thành 3 ca ngày, mỗi ca từ 6-8 người. Việc hội chẫn trao đổi thông tin về các ca bệnh nặng của bệnh viện được hỗ trợ bởi các bác sĩ của BV Chợ Rẫy (TP. HCM).

Ngoài trường hợp bé 10 tháng tuổi nói trên còn có bệnh nhi 12 tuổi mắc bệnh nền suy thận mãn tính.

Tình hình nCoV sáng ngày 28/7: Cả nước có thêm gần 3.000 ca nhiễm mới

Sáng ngày 28/7, Bộ Y tế công bố có gần 3.000 ca nhiễm mới. Trong đó, có 3 ca nhập cảnh, 2.789 ca ở 16 tỉnh thành, với 403 ca phát hiện trong cộng đồng. Với hơn 2.700 ca ghi nhận trong cộng đồng thì TP. HCM chiếm phần lớn hơn hơn 2.100 ca, Đồng Nai (134), Tây Ninh (120), Đồng Tháp (91), Khánh Hoà (86), Bà Rịa - Vũng Tàu (56), Trà Vinh (38), Bến Tre (32), Phú Yên (30), Tiền Giang (30), An Giang (24), Đăk Lăk (13), Sóc Trăng (12), Cần Thơ (5), Bình Định (2), Hải Dương (1).

Số ca nhiễm mới sáng tăng tăng 96 ca so với sáng ngày hôm qua nhưng số ca phát hiện ngoài cộng đồng đang điều tra dịch tễ đã giảm.

Như vậy, tới sáng ngày hôm nay, TP.HCM đã có gần 75.000 ca nhiễm. Cả nước có hơn 113.000 ca trong làn sóng thứ 4 ghi nhận ở 62 tỉnh thành.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật