Shark Phú chốt đầu tư vì nhan sắc của nữ CEO: “Gameshow không phải phòng ngủ của các Shark”

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có thể những gì được chiếu trên truyền hình không phải tất cả nội dung quan trọng trong màn gọi vốn, nhưng những lời lẽ và thái độ của Shark Phú khi quyết định rót vốn cho startup của Thu Hằng đang tạo ra tranh cãi dữ dội.
Shark Phú chốt đầu tư vì nhan sắc của nữ CEO: “Gameshow không phải phòng ngủ của các Shark”
Ảnh minh họa
ad@ contact us

Chương trình truyền hình gọi vốn khởi nghiệp Shark Tank Vietnam vốn không xa lạ gì với những startup cũng như người xem truyền hình. Những màn đấu trí thuyết phục, những ý tưởng kinh doanh giàu tiềm năng, những người trẻ nhiều đam mê… cùng các màn chốt đơn, rót vốn của dàn Shark quyền lực đã trở thành món ăn tinh thần của nhiều người. 

Mới đây, ở tập 2, phần Shark Phú rót tiền đầu tư cho startup Wiibike chuyên về khoa học công nghệ trong lĩnh vực giao thông xanh của CEO Thu Hằng đặc biệt gây chú ý.

Sự xuất hiện của CEO Thu Hằng đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Bỏ qua câu chuyện thương thuyết gay cấn, chương trình khiến khán giả quan tâm và tranh cãi dữ dội vì thái độ cùng những phát ngôn của Shark Phú với nữ CEO. Có phe “phẩy tay” xem đó là chuyện đùa vui, giải trí, rằng những lời khen ngợi dành cho Thu Hằng chẳng có gì nghiêm trọng. Shark Tank dù sao chỉ là một show truyền hình mang tính giải trí, và các Shark nam đã có những câu bông đùa đơn giản, quan trọng là startup đã được rót vốn.

Nhưng phe còn lại, đặc biệt là những người lên tiếng vì bình đẳng giới và quan tâm đến vấn đề phụ nữ lại vô cùng bức xúc. Nhiều facebooker đã thẳng thắn nêu quan điểm của mình, cho rằng việc startup đi gọi đầu tư mà nhà đầu tư không chú ý đến sản phẩm trí tuệ của họ mà chỉ chăm chăm khen… xinh đẹp, đó là một sự xúc phạm. 

Facebooker Nguyễn Tiến Tường thể hiện quan điểm khá gay gắt trên trang cá nhân: “Thứ nhất, dù là một gameshow nhưng Shark Tank không có nghĩa là xin cho. Đó là một cuộc kết nối đầu tư, nơi người gọi vốn trình bày triển vọng mô hình kinh doanh của mình để thuyết phục nhà đầu tư. Nhà đầu tư bằng niềm tin cá nhân có thể tham gia hoặc không, nhưng khâu “thuyết trình” này phải có để không chỉ cá mập mà cả xã hội nhìn thấy. 

Trong các chương trình nước ngoài, nhiều mô hình bị Shark mắng sấp mặt đã kíc‌h thí‌ch lòng tự ái của người chơi và họ đã huy động vốn xã hội để làm nên kỳ tích. 

Ý nghĩa gameshow là như vậy chứ không phải nơi để Shark ngồi vung ít đồng tiền. Shark Phú không cần nghe chị H. trình bày, khua tay xuống tiền vì chị đẹp, nghĩa là khát vọng của chị H. đã bị xua đi. 1,5 tỷ đồng của Shark Phú khiến chị phải câm nín, đó là một thất bại! 

Lại nữa, chị H. xinh hay xấu, không phải việc để các Shark thả thính và cợt nhả trên sóng truyền hình như thế. Gameshow không phải phòng ngủ của các Shark. Dù có là tư gia của các Shark thì hai ba người đàn ông có vẻ ngoài lịch lãm cũng không được phép bình phẩm suồng sã về phụ nữ đứng trước mặt mình một cách công khai như vậy...

Một gameshow có thể là trò chơi vô thưởng vô phạt, nhưng những gì thuộc về đạo đức phơi trải ra giữa thiên hạ tuyệt đối không phải chuyện đùa, nhất là liên quan đến phẩm hạnh phụ nữ. Các Shark nên hiểu rằng mình cũng là những “người chơi” chứ không phải “người cho” để tự cho mình cái quyền bông lơn người khác”. 

Shark Phú đã quyết định rót vốn đầu tư cho dự án của CEO Thu Hằng.

Bà Khuất Thu Hồng, viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), một nhà khoa học nhiều năm đấu tranh cho bình đẳng giới cũng phản ứng mạnh mẽ trên trang cá nhân: “Mình không lạ gì những kiểu phát ngôn thô lỗ, chớt nhả, thậm chí quấ‌ּy rố‌ּi trắng trợn của một số đàn ông, kể cả người có trí vị trí xã hội. Cái làm mình choáng là những chương trình như thế được phát trên sóng quốc gia.

Không phải lần đầu Shark Phú ’thả thính’ nữ CEO ngay trên sân khấu, 3 năm trước là: ’Nhìn em anh thích đầu tư rồi!’Nữ CEO rơi nước mắt vì bị chê xe xấu, "ngáo định giá", Shark Phú liền "chốt" đầu tư: "Là vì em"

Đồng ý là giải trí, thậm chí là thương mại hóa là xu thế chung khó cưỡng lại nhưng cũng không thể quên vai trò của cơ quan truyền thông đại chúng quốc gia như luật pháp Việt Nam đã quy định. Truyền thông đại chúng ảnh hưởng lớn đến nhận thức của công chúng, nhất là lớp trẻ. Việc dung túng cho những phát ngôn thô bỉ, những cử chỉ suồng sã và hành vi quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc, phân biệt đối xử giới tính… thật khó có thể chấp nhận!”. 

Trước những ồn ào tranh cãi, cả hai nhân vật chính trong lùm xùm trên đã có động thái rõ rệt. CEO Thu Hằng không muốn bàn luận gì trước câu chuyện ngoài lề nảy sinh không đáng có, cho rằng bản thân cô sẽ dành thời gian cho những việc quan trọng hơn. 

Còn phía Shark Phú cũng có đôi lời chia sẻ trên trang fanpage, ngầm lý giải rằng nhân tướng học là một trong ba yếu tố để anh xuống vốn đầu tư: “Bản thân Founder hay người đại diện cho startup phải có thần thái của người lãnh đạo; phải thể hiện được khát vọng, đam mê theo đuổi mục tiêu của mình đến cùng”.

Còn nhớ, cách đây vài tháng, ca sĩ Thái Trinh cũng đã lên tiếng tố một người trong ê-kíp gameshow có lời nói dung tục, nhận xét ngoại hình của cô. Thái Trinh cảm thấy mình bị xúc phạm, bị quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc bằng lời nói, nhưng điều khiến cô tổn thương nhất là không ai trong số những người chứng kiến vụ việc lên tiếng bảo vệ cô. 

Ngay cả khi chuyện đó được Thái Trinh công khai, bên cạnh những lời an ủi thì vẫn có không ít dân mạng cho rằng cô đang làm quá lên, cố tình gây chú ý, cho rằng “nói thì có sao đâu”, “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”.

Nhưng chính những ý kiến như vậy đã vô tình “cổ vũ” cho việc “tìn‌ּh dụ‌ּc hóa, công cụ hóa phụ nữ”, “quấ‌ּy rố‌ּi bằng ngôn ngữ”. Khen ngợi, ngưỡng mộ nhan sắc của một phụ nữ, đó là bình thường, nhưng gán cô ấy với những từ ngữ như “ngon”, “ngọt”, “sạch”, “mướt”... với hàm nghĩa tìn‌ּh dụ‌ּc, đó là một sự xúc phạm. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc hơn về câu chuyện quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc phụ nữ, dù chỉ bằng lời nói bông lơn. 

Nguồn Tin:
@ contact us
Video và Bài nổi bật