Vì sao các cung đường không được làm thẳng mà lại quanh co?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi đi đường đồi núi, di chuyển từ địa hình thấp tới khu vực cao hơn, vì sao các cung đường thường được làm uốn lượn, quanh co chứ không làm thẳng?
Vì sao các cung đường không được làm thẳng mà lại quanh co?
Rõ ràng đường thẳng thường nhanh nhất nhưng vì sao đường núi, dốc thường được xây quanh co?

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao đường đèo hay các cung đường từ khu vực thấp lên cao thường quanh co, uốn lượn hay chưa? Rõ ràng theo quan niệm thông thường, cùng một con đường, nếu đi đường thẳng mới là ngắn nhất, tiết kiệm thời gian nhất. Thế nhưng, lý do gì khiến các con dốc, đường lên núi hoặc đường cao tốc không áp dụng nguyên lý này?

Nguyên nhân bắt nguồn từ kinh nghiệm xa xưa. Nhiều năm trước, trước khi xây dựng bất kỳ đường lên núi, dốc cao nào ở vùng đồi núi, người ta sẽ dùng lừa hoặc la để xem xét địa hình. Trong quá trình thăm dò, họ phát hiện lừa hoặc la thường không đi thẳng lên dốc. Chúng di chuyển theo bản năng, thường chọn các lối đi có độ dốc an toàn.

Những người dò đường đã đánh dấu lại cung đường mà la hoặc lừa đi qua. Sau đó, người ta đo đạc khoảng cách, thực hiện vẽ bản đồ và phác họa hình ảnh cung đường sẽ xây dựng. Cũng từ những nghiên cứu này, người ta rút ra được kết luận làm đường uốn cong là thích hợp nhất.

Theo nguyên lý đường đi của con vật, người ta đã nhận ra rằng xây dựng đường ngoằn nghèo sẽ phù hợp cho hầu hết các phương tiện di chuyển ở địa hình đồi núi.

Theo một số nghiên cứu, khi chạy xe trên đường thẳng, tốc độ di chuyển lớn, tài xế có thể bị phân tán chú ý do mệt mỏi. Nhất là khi chạy xe đường dài, người lái có thể buồn ngủ, thị giác bị ảnh hưởng, không đảm bảo an toàn. Song, nếu lái xe trên cung đường thẳng nhưng có đoạn cong, tài xế sẽ tập trung hơn, điều khiển phương tiện vững hơn.

Cùng một chiếc xe chở hàng hoặc xe chở khách, khi lên dốc bằng đường cong, ngoằn ngoèo, sẽ dễ dàng hơn khi đi lên dốc cao bằng đường thẳng. Khi bắt tay xây dựng các con đường, các nhà quy hoạch chắc chắn đều tính tới vấn đề này.

Đường quanh có đi mất thời gian nhưng độ an toàn cao hơn so với đường thẳng.

Một lý do khác để thiết kế đường lên dốc dáng cong là vì nếu xây thẳng đứng sẽ khiến quá trình đi xuống nguy hiểm vô cùng. Nếu con dốc dài, đường núi quá cao, đường thẳng một mạch, tài xế khó lòng kiểm soát được tốc độ. Chưa kể tới, nếu thời tiết sương mù, mưa bão, tầm nhìn của người lái có thể bị cản trở hoặc đường trơn trượt, dễ xảy ra tai nạn..

Tại điểm bắt đầu các khúc cua thường có biển báo để tài xế chú ý.

Dù luôn có biển báo tại các khúc cua, nhiều đơn vị xây dựng vẫn nỗ lực gia tăng độ cong, nới rộng bán kính cung đường để giảm lực ly tâm. Nhờ đó, các phương tiện khi di chuyển với tốc độ cao cũng có thể bẻ lái dễ hơn khi tới khúc cua.

Nhiều cung đường có bán kính cong được mở rộng để thuận tiện cho các tài xế bẻ lại khi tới đoạn cua.

Ít ai biết rằng, đường quanh co thường mất thời gian hơn khi di chuyển song lại tăng độ an toàn cho các phương tiện. Cũng theo nguyên tắc vật lý, đi đường ngoằn ngoèo lên các con dốc cao, đường đồi núi thì sẽ đỡ tốn sức hơn đi đường thẳng, nhất là khi đạp xe.

Có thể thấy, thiết kế này mang lại nhiều lợi ích thực thế hơn chúng ta vẫn nghĩ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật