Giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an toàn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cùng với việc quản lý chất lượng con giống, việc quản lý chất lượng vật tư nuôi thủy sản, như thuốc thú y thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được ngành chức năng tỉnh ta chú trọng, tăng cường quản lý, nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nuôi, bảo đảm sản phẩm thủy sản nuôi an toàn.
Giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an toàn
Ngành chức năng tỉnh kiểm tra cơ sở kinh doanh sản phẩm thú y thủy sản.

Theo Sở NN&PTNT, cả tỉnh hiện có hơn 1.100 ha diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ, khoảng 1.150 ha diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, 20.750 m3 nuôi thủy sản lồng bè trong hồ chứa, 213 hộ nuôi thủy sản bằng lồng bè trên biển, 18 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản… Đáng chú ý, phần lớn người nuôi thủy sản trong tỉnh đã dần chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học để đảm bảo môi trường vùng nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Ông Nguyễn Văn Thiên, người nuôi tôm ở xã Hoài Mỹ, TX Hoài Nhơn, chia sẻ: “Những năm trước, người nuôi tôm ở đây chủ yếu sử dụng hó‌a chấ‌t, chất kháng sinh để xử lý môi trường, trị bệnh cho tôm. Bây giờ bà con dùng thức ăn công nghiệp, men vi sinh, thuốc thú y thủy sản có nguồn gốc rõ ràng để nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học”.

Xem Video: Làm giàu từ mô hình nuôi thủy sản nước ngọt đa con

//

Còn ông Nguyễn Văn Điện, một hộ nuôi cá bằng lồng bè trên biển ở Hải Minh Trong, phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn), cho biết: “Thức ăn cho cá tôi dùng hải sản sống. Thị trường hiện có nhiều sản phẩm xử lý môi trường NTTS, thuốc thú y thủy sản, nhưng theo hướng dẫn của ngành chức năng tôi chọn mua các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng của DN có uy tín để sử dụng”.

Kết quả kiểm tra cho thấy nhìn chung, các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, vật tư phục vụ  NTTS đã chú trọng tuân thủ các quy định của Nhà nước; người NTTS có nhiều chuyển biến trong nhận thức, nhưng một số vẫn còn ham giá rẻ, mua dùng một số sản phẩm không rõ nguồn gốc. Hơn nữa có nhiều hộ vừa nuôi thủy sản vừa kết hợp kinh doanh sản phẩm vật tư nuôi thủy sản theo quy mô nhỏ lẻ không đăng ký theo quy định; nhân viên tiếp thị của một số DN đến trực tiếp các ao, hồ để bán thức ăn thủy sản kèm theo bán hó‌a chấ‌t, thuốc thú y thủy sản không rõ nguồn gốc cho người nuôi nên khó phát hiện, xử lý…

Ông Phạm Quốc Việt, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thuốc thú y và chế phẩm sinh học Vemedim tại TP Quy Nhơn, cho biết: “Chúng tôi là đại lý ủy quyền của Tổng Công ty CP sản xuất kinh doanh vật tư và thuốc thú y Vemedim (TP Cần Thơ) chuyên cung ứng sản phẩm thuốc thú y phục vụ chăn nuôi, thuốc thú y thủy sản tại thị trường Bình Định, Gia Lai, Kon Tum. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra, những thiếu sót được ngành chức năng chỉ ra chúng tôi đã nỗ lực thực hiện theo quy định”.

Tiến tới xây dựng một ngành kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường, vừa tích cực quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường NTTS, thuốc thú y thủy sản ngành Nông nghiệp vừa hướng dẫn để người NTTS chuyển dần sang thói quen tốt.

Ông Lê Bá Thừa, Chánh thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết: Cùng với công tác tuyên truyền, tập huấn, chúng tôi chủ trì, phối hợp với Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi - Thú y, các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm.

Kết quả, 2 năm qua, đã xử phạt 8 cơ sở vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh, ghi nhãn hàng hóa, buôn bán vật tư nuôi thủy sản không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, sản phẩm hàng hóa kém chất lượng với số tiền hơn 36,7 triệu đồng.

Tháng 3.2021, chúng tôi phối hợp kiểm tra 11 cơ sở trong tỉnh và lấy một số mẫu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường NTTS, thuốc thú y thủy sản để kiểm tra nhãn mác hàng hóa và gửi đi kiểm nghiệm. Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật