Cúm ở trẻ và những nguy biến

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên.
Cúm ở trẻ và những nguy biến
Khi có dấu hiệu cúm nặng, cần đưa trẻ đi khám.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém và dễ gặp các biến chứng nguy hiểm do virus cúm gây ra. Thời điểm mùa đông xuân thuận lợi cho các virus cúm phát triển và gây bệnh, nên cần phòng bệnh tốt.

bệnh cúm do các virus gây ra, thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1, A/H5N1 và cúm B. bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. bệnh cúm tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Ở trẻ em, khoảng 2 ngày sau khi c‌ơ th‌ể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là: sốt nhẹ rồi tăng dần (trên 39 độ C), ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Ở một số trẻ lớn có thể thấy đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt... bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Diễn tiến bình thường, sau từ 3-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tuy nhiên có trường hợp nặng, bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng do bệnh cúm gây ra

Khi trẻ mắc cúm, hệ miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng như: viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, kích phát cơn hen phế quản...; hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp như viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và đặc biệt có khả năng gây t‌ử von‌g cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì dễ biến chứng gây viêm phổi nặng.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm là hội chứng Reye (gây sưng tấy trong gan và não). Mặc dù hội chứng này rất ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng và tỷ lệ t‌ử von‌g rất cao. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ chuyển mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và có thể t‌ử von‌g.

Những dấu hiệu trẻ bị cúm nặng, cần đến viện ngay

Khi trẻ mắc có dấu hiệu bệnh cúm, phải đưa trẻ đi khám. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị. Có trẻ phải nằm viện điều trị nội trú. Có trẻ phải nằm viện điều trị. Nhưng đa số trường hợp mắc cúm được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị tại nhà và theo dõi diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên cần cảnh giác với trường hợp bệnh ngày càng nặng hơn, thì cần cho trẻ tới viện khám lại ngay. Đó là các trường hợp trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh: sốt cao, ho nhiều, quấy khóc, bú kém....

Trẻ trên 3 tháng thì đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa khi có một trong các biểu hiện sau: tiểu ít hơn bình thường, sốt từ 39 độ C trở lên, sốt quá 2 ngày, đau tai: quấy khóc, lấy tay đập hay vò tai, cọ tai xuống nệm, người lớn đụng vào tai là khóc, chảy dịch tai, mắt màu đỏ hoặc màu vàng, đổ ghèn mắt, ho nặng tiếng, nước mũi đặc xanh, thở nhanh, thở mệt, khò khè, cảm thấy quá lo lắng.

Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: li bì khó đánh thức, co giật, không uống được hoặc bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ, có dấu hiệu tím tái, tiếng thở rít khi nằm yên.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật