Mùa xuân ấm áp bên người mẹ thứ hai của cô bé bị ruồng bỏ vì mang tiếng “ma rừng”

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tết năm 2014 quả là một cái Tết đáng sợ với cô bé Y Nôn (SN 2002, trú tại làng Nước La, xã Đăk Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum). Bị cha mẹ ruột vứt bỏ trong căn lều ở bìa rừng vì tưởng là “ma”, em rơi vào tình trạng nguy kịch khi được các cán bộ xã phát hiện. Tại bệnh viện, cô bé tội nghiệp đã vượt qua lằn ranh sinh tử một cách thần kỳ
Mùa xuân ấm áp bên người mẹ thứ hai của cô bé bị ruồng bỏ vì mang tiếng “ma rừng”
Y Nôn bên người mẹ thứ hai.

                           Xem Video: Clip: Thán phục người mẹ tật nguyền nuôi 2 con nhỏ.
                                 

Như một phép màu

Những ai từng nhìn thấy Y Nôn trong ngày đầu tiên được đưa từ Đăk Long (huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum) vào bệnh viện Phong và Da liễu Trung ương Quy Hòa (TP. Quy Nhơn, Bình Định) đều không khỏi xót xa. Lúc ấy, cô bé 11 tuổi chỉ là một nhúm da bọc xương, chân tay bẹp dí, giòi bọ từ các chỗ lở loét trên người liên tục rơi ra. Sau 10 tháng được cứu chữa, bây giờ Y Nôn đã ngồi thẳng lại được với đôi má phúng phính trên khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương, miệng nhoẻn cười tươi tắn. Cô bé giờ đã có thể tự ăn uống, vệ sinh cá nhân, còn tập viết, ngâm thơ. “Như một phép màu, sự “hồi sinh” kỳ diệu đó là kết quả của sự cứu chữa, chăm sóc nhiệt tình từ đội ngũ y bác sĩ cũng như nghị lực phi thường của Y Nôn!”, chị Võ Thị Lễ (Bí thư Đảng ủy xã Đăk Long – người cứu Y Nôn khỏi hủ tục lạc hậu - PV) xúc động cho biết.

Chị Lễ nhớ lại những ngày cấp cứu cho Y Nôn, mọi người đều cố gắng hết sức có thể. Ngoài giờ thăm khám, các bác sĩ còn ở lại bên cạnh Y Nôn hát cho em nghe, đút sữa cho em uống, kể cho em nghe những câu chuyện đẹp về sự diệu kỳ của cuộc sống để em vơi đi những cơn đau đớn. Người biết đến hoàn cảnh của cô bé bất hạnh từ khắp nơi cũng tìm đến bệnh viện hỏi thăm, động viên em khi không có người thân bên cạnh. Ban đầu, các bác sĩ cho biết cơ hội sống sót của Y Nôn chỉ là 20%. Ai cũng cảm thấy lo lắng xen lẫn buồn bã vì nghĩ rằng em không thể vượt qua được. Nhưng điều kỳ diệu đã đến.

Những câu chuyện kể, những bài hát mà Y Nôn được nghe trong cơn hôn mê đã mang em trở lại với cuộc đời. Bên giường bệnh, những người không máu mủ ruột rà chăm sóc em trong cơn nguy kịch mừng rơi nước mắt. Sau gần bốn tháng nằm điều trị tại bệnh viện Phong và Da liễu Trung ương Quy Hòa, Y Nôn được xe của bệnh viện đưa trở lại Kon Tum. Các cán bộ đón em về trong vòng tay yêu thương, ai cũng vui mừng vì

em đã thực sự hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người dân còn mang tư tưởng lại hậu ở làng Nước La lại được phen hú vía khi nhìn thấy cô bé bị con “ma rừng” bắt ngày nào. Họ sợ hãi bỏ chạy khi thấy Y Nôn bước từ trên xe xuống. Chỉ khi các cán bộ xã đưa cô bé đi khắp làng giới thiệu, mọi người mới dần tin và từng người một chạy tới cầm tay em hỏi han, chứng thực rằng Y Nôn còn sống và không phải “ma rừng” như lời thầy cúng từng “phán” bậy.

Thêm một người mẹ mới

Mẹ Y Lễ là cái tên mà cô bé Y Nôn gọi chị Lễ sau lần trở về từ cõi chết. Bởi vậy mà giờ đây mỗi khi có ai hỏi đến Y Nôn là A Đương (mẹ đẻ của Y Nôn ở làng Nước La – PV) lại cười tủm tỉm bảo: “Ô! Nó giờ là con Y Lễ rồi vì Y Lễ cứu sống nó, còn mình đẻ ra chứ có cứu nó đâu…”. Tuy phải san sẻ tình cảm của con với một người khác nhưng A Đương cho biết chị rất vui. Bởi nếu không có cán bộ Lễ, chị đã mất đi đứa con dứt ruột đẻ ra chỉ vì tin vào hủ tục lạc hậu. Nhớ lại khoảng thời gian con gái bị coi là “ma rừng”, chị vẫn chưa hết bàng hoàng. A Đương kể, Y Nôn là một trong mấy đứa con của chị và chồng (anh A Hành – PV). Khi sinh ra, Y nôn hoàn toàn khỏe mạnh. Thế nhưng cuối năm 2013 khi đang học lớp 5, trên người cô bé bỗng dưng nổi lên hàng loạt nốt mẩn đỏ rồi vỡ ra thành ghẻ lở. Vợ chồng A Hành lên tận rừng sâu kiếm cây thuốc về chữa trị cho con nhưng không có hiệu quả. Lúc này, nhiều người trong làng bắt đầu bàn tán về căn bệnh của Y Nôn. Họ cho rằng, em bị “ma rừng” bắt. Từ trước đến nay, những điều mê tín ở ngôi làng này vẫn được truyền tụng nên khi nghe đến ma quỷ, vợ chồng A Hành sợ hãi vô cùng.

Cô bé “ma rừng” vui vẻ trong những ngày ở bệnh viện.

Đôi vợ chồng liền nhờ thầy cúng của làng đến xem. Người này phán: “Vợ chồng A Hành à. Y Nôn nó bị con ma ăn hết tim, gan rồi không thể sống nổi đâu. Nếu mày muốn, tao cúng cho rồi đưa nó ra bìa làng chờ “con ma” đưa đi hãy đem về nhà. Nếu không, “con ma” lại sang gây sự với những người khác trong nhà mày bây giờ”. Trước những lời ma mị của thầy cúng, vợ chồng A Hành hốt hoảng. Đêm đó, Y Đương ôm Y Nôn khóc ngất. Cô thương con nhưng không biết phải làm bằng cách nào. Lúc này với sự động viên của chồng, cô chấp nhận làm theo lời thầy cúng. Chỉ vài ngày sau, vợ chồng Y Đương chuẩn bị lễ vật để thầy cúng sang cúng cho con gái. Thầy cúng cắt tiết gà, lấy máu gà bôi khắp người Y Nôn khiến cho bệnh tình của cô bé thêm nặng. Sau đó, vợ chồng A Hành cùng người dân chặt cây, làm một cái lều nhỏ bên bìa làng rồi bế Y Nôn ra đây. Sau đó, vợ chồng A Hành cho đứa con lớn ra canh chừng, đến bữa thì đem cơm ra cho Y Nôn ăn, chờ khi nào cô bé chết sẽ về báo để đưa về làm đám ma.

Đến sáng 16/2/2014, cán bộ xã Đắk Long vào làng Nước La làm đường giao thông nông thôn. Khi đến bìa rừng phát hiện chiếc lều nhỏ, các cán bộ bèn hỏi người dân. Mọi người đều né tránh, chỉ có một cô gái lỡ lời: “Nơi thả Y Nôn cho con “ma rừng” đấy”. Cả nhóm cán bộ giật mình, vội vàng chạy vào bên trong. Lúc này, khắp người Y Nôn bị ghẻ lở. Những vết sần đỏ ăn sâu vào trong xương tủy. Một con mắt của em đã bị hỏng. Nhiều con giòi lúc nhúc trên da. c‌ơ th‌ể em gầy đét, tay chân cử động rất nhẹ… Cán bộ xã định đưa Y Nôn đi cấp cứu thì A Hành giằng lại bảo: “Con tao bị con “ma rừng” ăn hết tim gan rồi, không thể sống được nữa. Cán bộ đừng đưa nó đi đâu hết”. Cán bộ xã hỏi: “Sao A Hành biết Y Nôn bị con ma rừng ăn hết tim gan?”. Người cha thật thà: “Thầy cúng bảo thế”.

Y Nôn đã không còn bị người làng xa lánh.

Dù cán bộ khuyên nhủ thế nào, A Hành vẫn không chịu cho Y Nôn đến bệnh viện. Lúc này, biết không thể khuyên nhủ được A Hành, Bí thư đảng ủy xã Võ Thị Lễ yêu cầu cán bộ chia làm hai nhóm, một nhóm đưa Y Nôn đến bệnh viện, một nhóm kéo A Hành lại. Khi cháu bé đã được đưa đi, chị Lễ bảo: “Con anh sắp chết rồi, không chữa thì không thể sống nổi. Nếu anh không cho chúng tôi đưa cháu đi chữa trị thì cán bộ đành bắt ông đi tù. Nghe đến đây, A Hành mới hoảng sợ và im lặng theo chân cán bộ đến bệnh viện.

Người mẹ thứ hai của Y Nôn là một người phụ nữ xứ Quảng, đã tạm biệt quê nhà Tam Phú (Tam Kỳ, Quảng Nam) lên tận đây sinh sống. Chị được đồng bào nơi đây gọi thân mật là “Y Lễ”. Chị từng làm Chủ tịch Hội LHPN huyện Kon Plông. Hơn 30 năm sống với đồng bào, đã không biết bao nhiêu lần, chị đứng ra đấu tranh với hủ tục lạc hậu để bà con nơi đây thoát khỏi những bi kịch. Trò chuyện với chúng tôi về cô bé Y Nôn, chị Lễ cho biết: “Đây không chỉ đơn giản là việc cứu sống sinh mạng một con người mà còn là sự đấu tranh với những hủ tục của đồng bào. Phải là người hiểu, yêu quý họ thì mới có thể tác động để họ thay đổi thói quen ứng xử dựa vào hủ tục như thế. Rất may là từ khi đưa cháu Y Nôn về đây, mọi người đều vui mừng và chấp nhận cô bé trở lại cộng đồng chứ không xa lánh. Chính quyền địa phương vẫn tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu và xóa bỏ dần các hủ tục lại hậu!”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật