Cắt ghép clip mạo danh VTV1, Huấn “hoa hồng” có thể bị xử lý thế nào?

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, trên trang cá nhân Huấn Hoa Hồng đăng tải một đoạn clip được cho là cắt từ chương trình Chuyển động 24h phát trên kênh VTV1.
Cắt ghép clip mạo danh VTV1, Huấn “hoa hồng” có thể bị xử lý thế nào?
Trung tâm tin tức VTV24 khẳng định đoạn clip trên là cắt ghép, dàn dựng.
ad@ contact us

Theo nội dung đoạn video, sau khi Huấn "hoa hồng" kêu gọi quyên góp trên trang cá nhân, đến ngày 21/10, Huấn "hoa hồng" đã có mặt ở Quảng Trị, trao tận tay từng thùng mì tôm, áo phao... nhằm chia sẻ khó khăn với người dân.

Trung tâm tin tức VTV24 khẳng định đoạn clip trên là cắt ghép, dàn dựng.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, việc đưa tin sai sự thật, đăng tin giả, thông tin giả mạo trên mạng xã hội là hành vi vi phạm Luật an ninh mạng.

Bởi vậy trong trường hợp clip giả mạo Đài truyền hình Việt Nam (VTV) được cơ quan chức năng làm rõ thì sẽ xử phạt hành chính đối với Huấn “hoa hồng” và có thể khóa tài khoản này nếu hành vi được xác định là nghiêm trọng.

Trường hợp hành vi được xác định là nguy hiểm cho xã hội thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm Hình Sự theo quy định tại điều 288 Bộ luật Hình Sự năm 2015.

"Hành vi giả mạo thông tin của kênh truyền hình Trung ương để đưa tin về từ thiện của Huấn "hoa hồng" làm ảnh hưởng đến uy tín của đài truyền hình Việt Nam, có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của người dân, làm sai lệch các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội.

Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp phân tích pháp lý xung quanh video của Huấn hoa hồng.

Bởi vậy trong trường hợp có căn cứ cho thấy đối tượng đã thực hiện hành vi giả mạo để thu hút lượng người đóng góp tiền từ thiện nhầm mục đích trục lợi thì có thể xem xét đến dấu hiệu của hành vi lừa đảo hoặc lạ‌m dụn‌g tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", luật sư Cường cho biết.

Theo vị Luật sư, trường hợp đối tượng thực hiện hành vi giả mạo VTV chỉ để trở nên nổi tiếng hơn mà chưa có hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản, hành vi được xác định là “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâ‌ּm hạ‌ּi đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm n, khoản 3, điều 102, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

"Cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét đánh giá về một chuỗi vi phạm của chủ tài khoản này trong thời gian gần đây cũng như đánh giá mức độ tác động tiêu cực của tài khoản này đối với xã hội để xem xét có xử lý Hình Sự hay không, hành vi có được xác định là đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông đến mức phải truy cứu trách nhiệm Hình Sự theo quy định tại điều 288 Bộ luật Hình Sự hay không.

Trong trường hợp cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy hành vi của đối tượng là truyền đưa dữ liệu trái phép trên mạng internet đến mức nguy hiểm cho xã hội thì có thể xử lý Hình Sự theo quy định tại điều 288 Bộ luật Hình Sự năm 2015. Đồng thời có thể yêu cầu nhà mạng khóa tài khoản nếu như hành vi được xác định là sai phạm nghiêm trọng", vị luật sư phân tích.

Nguồn Tin:
@ contact us
Video và Bài nổi bật