Nếu không muốn con ‘trót dại’ khi còn đang đi học, dưới đây là những điều bố mẹ cần nói với con theo từng độ tuổi

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo những nhà nghiên cứu và giáo dục về giới tính, điều khiến các bậc cha mẹ băn khoăn, lo lắng nhất là KHI NÀO và TRÒ CHUYỆN NHƯ THẾ NÀO về giới tính với con.
Nếu không muốn con ‘trót dại’ khi còn đang đi học, dưới đây là những điều bố mẹ cần nói với con theo từng độ tuổi
ảnh minh họa
ad@ contact us

Trò chuyện về giới tính là một đề tài nhạ‌y cả‌m đối với cha mẹ và thầy cô giáo. Bởi vì cha mẹ cũng không được học về giáo dục giới tính từ nhỏ và cha mẹ thường cảm thấy ngại ngùng khi nói về chủ đề này với con. 

Tuy nhiên nếu chúng ta vượt qua được những rào cản nhạ‌y cả‌m, vượt qua được sự e dè của bản thân, chúng ta chấp nhận "sẽ xấu hổ lắm đấy", "sẽ quê lắm", "sẽ ngượng ngùng không biết nói sao" để đồng hành cùng con trong việc "cùng học về giới tính, cùng hiểu biết đúng về giới tính". Thành quả thu về chắc chắn sẽ khiến cha mẹ tự hào vì đã có thể vượt qua được chính bản thân mình để mang lại điều tốt đẹp cho con.

Bắt đầu cuộc trò chuyện về tìn‌ּh dụ‌ּc sớm và tiếp tục cuộc trò chuyện đó khi đứa trẻ lớn lên là chiến lược giáo dục giới tính tốt nhất. Nó cho phép cha mẹ tránh nói nhiều khi trẻ đến tuổi v‌ị thà‌nh niê‌n - khi trẻ có thể nghĩ rằng mình đã có thông tin và tự tìm hiểu được. Khi nói chuyện với con về giới tính, điều quan trọng là phải giải thích mọi thứ theo cách mà con bạn có thể hiểu được, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên độ tuổi và mức độ phát triển của chúng.

Khi nói chuyện với con về giới tính, điều quan trọng là phải giải thích mọi thứ theo cách mà con bạn có thể hiểu được, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên độ tuổi và mức độ phát triển của chúng. (Tranh: Đẩu Phùng)

Tuy nhiên, không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để bắt đầu cuộc trò chuyện về giới tính. Khi con đã dậ‌y th‌ì hoặc 17, 1‌8 tuổ‌i thì cuộc trò chuyện có thể sẽ khó hơn. Nhưng hãy nhớ khi nhận ra mình cần làm điều gì tốt cho con thì không trì hoãn, e ngại hay chần chừ và dũng cảm học hỏi, bước ra khỏi vùng an toàn của mình để đồng hành cùng con.

Dưới đây là hướng dẫn sơ bộ về những gì trẻ em có thể hiểu về giới tính, sự sinh sản, tìn‌ּh dụ‌ּc ở các giai đoạn tuổi khác nhau từ mầm non tới trưởng thành.

Trẻ mới biết đi: 13 đến 24 tháng 

Trẻ mới biết đi có thể gọi tên tất cả các bộ phận c‌ơ th‌ể bao gồm cả bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc. Sử dụng tên chính xác cho các bộ phận c‌ơ th‌ể sẽ cho phép họ giao tiếp tốt hơn về mọi vấn đề sức khỏe, chấn thương hoặc lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc. Nó cũng giúp họ hiểu rằng những bộ phận này bình thường như bất kỳ bộ phận nào khác, giúp thúc đẩy sự tự tin và hình ảnh c‌ơ th‌ể tích cực.

Hầu hết trẻ 2 tuổi biết sự khác biệt giữa nam - nữ và thường có thể nhận ra một người là con trai hay con gái.

Trẻ mới biết đi nên biết rằng, c‌ơ th‌ể của chúng là riêng tư. Trẻ mới biết đi thường khám phá c‌ơ th‌ể mình, bao gồm cả việc chạm vào bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc là điều bình thường. Nhưng trẻ nên hiểu thời điểm và vị trí thích hợp để làm điều đó như trong nhà tắm hoặc phòng ngủ một cách riêng tư.

Trẻ mẫu giáo: Từ 2 đến 4 tuổi 

Hầu hết trẻ mẫu giáo đều có thể hiểu những điều cơ bản về sinh sản: tin‌ּh trù‌ּng và trứng kết hợp với nhau và em bé lớn lên trong tử cung. Tùy thuộc vào mức độ hiểu biết và sự quan tâm của con, bạn có thể kể cho con nghe về câu chuyện chào đời của một đứa trẻ và cho con biết rằng đây không phải là cách duy nhất để tạo dựng gia đình. Đừng nghĩ rằng bạn phải nói tất cả mọi thứ về sinh sản cùng một lúc. Trẻ nhỏ thường quan tâm đến việc mang thai và trẻ sơ sinh hơn là hành động quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc.

Trẻ em nên hiểu bộ phận riêng tư (ngực, mông, bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc, miệng) c‌ơ th‌ể của trẻ là của riêng chúng và không ai có thể chạm vào c‌ơ th‌ể của trẻ nếu không có sự cho phép. Trẻ nên biết người khác có thể chạm vào theo một số cách (cầm tay, khoác vai…) và không ai được phép chạm vào bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc ngoại trừ cha mẹ hoặc người chăm sóc sức khỏe. Nếu trẻ biết điều gì được phép và điều gì không được phép, trẻ sẽ có nhiều khả năng nói với bạn nếu trẻ bị lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc.

Ở độ tuổi này, trẻ cũng nên học cách hỏi trước khi chạm vào người khác (ví dụ: ôm, cù,...) và nên bắt đầu tìm hiểu về ranh giới (ví dụ, hiểu rằng khi ai đó bước ra xa, con bạn nên tôn trọng tín hiệu không gian của người đó).

Dạy trẻ về sự riêng tư xung quanh các vấn đề c‌ơ th‌ể. Ví dụ: trẻ nên biết khi nào thích hợp để khỏ‌ּa thâ‌ּn,  chạm vào bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc lúc riêng tư trong phòng ngủ, phòng tắm.

Trẻ cũng nên được dạy về các bộ phận c‌ơ th‌ể và chức năng của chúng. Một số trẻ còn nghĩ rằng con gái đi ị và đi tè chung một chỗ hoặc nhiều trẻ cho rằng em bé lớn lên trong bụng mẹ, cùng một vị trí mà thức ăn đi vào dạ dày.

Trẻ em trong độ tuổi đi học cấp 1: 5 đến 8 tuổi 

Trẻ em cần có hiểu biết cơ bản rằng một số người là dị tính, đồn‌g tín‌h hoặc song tính, và có nhiều biểu hiện về giới tính; giới tính không được xác định bởi bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc của một người. Họ cũng nên biết vai trò của tìn‌ּh dụ‌ּc trong các mối quan hệ.

Trẻ em nên biết về các quy ước xã hội cơ bản về quyền riêng tư, ảnh khỏ‌ּa thâ‌ּn và tôn trọng người khác trong các mối quan hệ. Hầu hết trẻ em đã bắt đầu khám phá c‌ơ th‌ể của mình ở độ tuổi này. Họ nên hiểu rằng mặc dù điều đó là bình thường nhưng đó là điều nên được thực hiện một cách riêng tư.

Dạy trẻ cách sử dụng máy tính và các thiết bị di động một cách an toàn. Trẻ em ở độ tuổi này nên bắt đầu học về quyền riêng tư, ảnh khoả thân và tôn trọng người khác trong bối cảnh kỹ thuật số. Trẻ nên biết các quy tắc nói chuyện với người lạ, chia sẻ ảnh trực tuyến và phải làm gì nếu trẻ gặp điều gì đó khiến trẻ không thoải mái.

Trẻ em nên được dạy những điều cơ bản về tuổi dậ‌y th‌ì vào cuối độ tuổi này, vì một số trẻ sẽ phát triển dậ‌y th‌ì trước 10 tuổi. Trẻ nên hiểu về những thay đổi mà chúng và bạn khác giới sẽ trải qua - Con trai và con gái không nên có những bài học riêng biệt. Trẻ em cũng nên biết về tầm quan trọng của việc vệ sinh và chăm sóc bản thân ở tuổi dậ‌y th‌ì. Thảo luận sớm sẽ giúp trẻ chuẩn bị cho những thay đổi sẽ xảy ra trong tuổi dậ‌y th‌ì và sẽ trấn an chúng rằng những thay đổi này là bình thường, lành mạnh.

Sự hiểu biết của trẻ em về sự sinh sản của con người sẽ tiếp tục. Điều này có thể bao gồm vai trò của quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc, nhưng họ cũng nên biết rằng có những phương tiện sinh sản khác. Thông tin này có thể được đưa vào các cuộc thảo luận về tuổi dậ‌y th‌ì.

Thiếu niên: 9 đến 12 tuổi 

Ngoài việc củng cố tất cả những điều đã học ở trên, lứa tuổi thiếu niên nên được dạy về quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc và tránh thai an toàn và nên có thông tin cơ bản về việc mang thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc (STIs). Họ nên biết rằng là một thiếu niên không có nghĩa là họ phải hoạt động tìn‌ּh dụ‌ּc.

Trước tuổi v‌ị thà‌nh niê‌n, trẻ nên hiểu rõ sự khác biệt, cách thức tạo nên một mối quan hệ lành mạnh cũng như nhận biết và tránh tạo nên một mối quan hệ tiêu cực.

Thiếu niên nên có kiến thức nâng cao về an toàn internet, bao gồm cả bắt nạt và nhắn tin tìn‌ּh dụ‌ּc. Trẻ nên biết những rủi ro khi chia sẻ ảnh khỏ‌ּa thâ‌ּn hoặc ảnh khi‌ּêu dâ‌ּm của bản thân hoặc bạn bè của chúng.

Trẻ tiền dậ‌y th‌ì cũng nên hiểu phương tiện truyền thông ảnh hưởng như thế nào đến cách mọi người nhìn nhận về c‌ơ th‌ể của họ, và trẻ có suy nghĩ đúng về cách miêu tả hoạt động tìn‌ּh dụ‌ּc trên phương tiện truyền thông. Điều này có nghĩa là trẻ có khả năng đánh giá một mô tả tìn‌ּh dụ‌ּc nào đó là đúng hay sai, có thực hay không và tích cực hay tiêu cực.

Thanh thiếu niên: 13 đến 1‌8 tuổ‌i

Các bạn tuổi teen nên nhận được thông tin chi tiết hơn về kinh nguyệt, mộng tinh (giấc mơ ướt), nên biết rằng điều đó là bình thường và khỏe mạnh. Trẻ cũng nên biết thêm kiến thức về việc mang thai và các bệnh lây truyền qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc (STIs) về các lựa chọn tránh thai khác nhau và cách thức thực hiện tìn‌ּh dụ‌ּc an toàn.

Học cách thực hành quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc an toàn cũng có nghĩa là về tác hại của rượu và m‌a tú‌y, tác động xấu như thế nào đến khả năng phán đoán và sức khoẻ của bản thân.

Thanh thiếu niên nên tiếp tục học sự khác biệt giữa một mối quan hệ lành mạnh và một mối quan hệ không lành mạnh. Điều này bao gồm tìm hiểu về áp lực và B.L khi hẹn hò, hiểu được ý nghĩa của sự cho phép trong các mối quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc. Trẻ cần được trang bị các kỹ năng và phương pháp đàm phán, từ chối để kết thúc một mối quan hệ mà mình không muốn.

Các bạn tuổi teen thường ít nói, ít thổ lộ với cha mẹ nhiều do tâm lý phát triển theo độ tuổi. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nói chuyện sớm với con về giới tính, điều đó sẽ làm tăng khả năng trẻ dậ‌y th‌ì bày tỏ với cha mẹ khi gặp những điều khó khăn, nguy hiểm, hoặc lo lắng về sự thay đổi c‌ơ th‌ể và nhân dạng giới tính.

Trò chuyện về giới tính với con luôn là một chủ đề làm các cha mẹ lo lắng, tuy nhiên khi chúng ta có thể vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình và có những cuộc đối thoại lành mạnh, tôn trọng và tích cực với trẻ. Chúng ta đang giúp trẻ có nền tảng chắc để phát triển mối quan hệ và tìn‌ּh dụ‌ּc lành mạnh của trẻ trong tương lai. Và hãy nhớ bạn không cần phải hoàn hảo trong việc dạy dỗ và hướng dẫn con mình, bạn chỉ cần nhất quán và cởi mở, tôn trọng và yêu thương.

Tranh: Đẩu Phùng 

Nguồn Tin:
@ contact us
Video và Bài nổi bật