Thụ thể ‘mồi’ có thể vô hiệu hóa nCoV

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nghiên cứu của Đại học Illinois (UI) đề xuất đánh lừa nCoV bằng mồi nhử là protein thụ thể trôi nổi tự do có thể liên kết với virus và ngăn lây nhiễm.
Thụ thể ‘mồi’ có thể vô hiệu hóa nCoV
nCoV liên kết mạnh với thụ thể mồi trong thí nghiệm. Ảnh: Wikipedia.

Để lây nhiễm sang tế bào con người, đầu tiên virus phải liên kết với protein thụ thể trên bề mặt tế bào. nCoV liên kết với thụ thể gọi là ACE2, đóng nhiều vai trò trong điều hòa huyết áp, lưu lượng máu và chứng viêm. Thụ thể này có mặt ở các mô trong c‌ơ th‌ể người, nhưng tập trung đặc biệt nhiều ở phổi, tim, động mạch, thận và ruột.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Erik Procko, giáo sư hóa sinh học ở UI, kiểm tra hơn 2.000 đột biến ACE2 và tạo ra tế bào với những thụ thể đột biến trên bề mặt. Thông qua phân tích quá trình chúng tương tác với nCoV, họ nhận thấy sự kết hợp giữa 3 đột biến khiến thụ thể liên kết với virus mạnh hơn 50 lần so với bình thường, biến nó thành mục tiêu hấp dẫn cho virus.

Sau đó, các nhà nghiên tạo ra phiên bản hòa tan của thụ thể đã chỉnh sửa. Khi tách khỏi tế bào, thụ thể hòa tan trôi nổi trong dung dịch và tương tác tự do với virus như một thụ thể mồi. Họ nhận thấy lái lực giữa nCoV và thụ thể mồi mạnh ngang những kháng thể tốt nhất từng được nhận dạng từ trước tới nay. Hơn nữa, thụ thể mồi không chỉ liên kết với virus trong mô sống, chúng còn vô hiệu hóa virus hiệu quả, giúp tế bào khỏi bị lây nhiễm.

"Chúng tôi đang thử nghiệm liệu thụ thể mồi có an toàn và ổn định ở chuột hay không. Nếu thành công, chúng tôi dự kiến tiến hành điều trị bệnh ở động vật. Chúng tôi hy vọng dữ liệu đó có thể thúc đẩy thử nghiệm lâm sàng", Procko cho biết. Ông cũng đang tìm hiểu cách thụ thể giả liên kết với các loại virus corona khác có khả năng gây dịch bệnh trong tương lai nếu truyền từ dơi sang người.

Procko và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu hôm 4/8 trên tạp chí Science.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật