Tóm gọn “hung thần vũ trụ” khiến phi hành gia ám ảnh không ngừng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù, mỹ cảnh ’sứa đỏ’ là khoảnh khắc ngoạn mục được nhiều người mong muốn được tận mắt thấy trong đời nhưng với các phi hành gia thì hiện tượng này là nỗi ám ảnh.
Tóm gọn “hung thần vũ trụ” khiến phi hành gia ám ảnh không ngừng
Mỹ cảnh “ sứa đỏ“ thực chất là những tia sét dị hình màu đỏ hiếm gặp trông giống như con sứa khổng lồ lơ lửng trên bầu trời.
ad@ contact us

Đây là một dạng sét dị hình và còn được gọi là siêu sét, sét đỏ do hiện tượng phóng điện quy mô lớn xảy ra ở trên cao các đám mây dông, hay còn được gọi là mây vũ tích.

Thời gian phóng điện chỉ xảy ra trong khoảng 1 giây nên rất khó ghi hình hay chụp ảnh được chúng.

Một số sét dị hình màu đỏ có hình con sứa, số khác là những cột sáng đỏ hướng xuống mặt đất.

Trong đó, sét dị hình đỏ hình con sứa thường mang kích thước lớn nhất. Chúng có thể dài tới 50 km, cao 50 km hoặc hơn.

Hiện tượng sét màu đỏ dị thường được ghi lại ở bang Kansas, Mỹ. (Ảnh: Baidu)

Một số loại sét dị hình màu đỏ có thể quan sát được từ khoảng cách hơn 500 km. Giông bão càng mạnh và tạo ra nhiều điện thì khả năng xuất hiện sét dị hình màu đỏ càng lớn.

Do tốc độ và vị trí hình thành, sét dị hình rất khó quan sát từ mặt đất. Các phi hành gia từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là những người có nhiều khả năng quan sát thấy sét dị hình màu đỏ nhất.

Tuy nhiên, hiện tượng này cũng là nỗi ám ảnh đối với các phi hành gia. Trong lịch sử của ngành hàng không vũ trụ, sét dị hình màu đỏ là "hung thần" từng gây ra rất nhiều vụ tai nạn khi các thiết bị bay cao hơn các đám mây giông.

Trong đó, vụ tai nạn của một khinh khí cầu tầng bình lưu của NASA xảy ra vào ngày 6/6/1989 là nặng nề nhất. Khinh khí cầu này sau khi vượt qua một cơn bão ở Texas, khi đạt đến độ cao 37 km đột nhiên mất kiểm soát nghiêm trọng.

Mãi cho tới năm 1993, các chuyên gia của NASA mới đưa ra kết luận rằng chiếc khinh khí cầu đã bị sét dị hình màu đỏ đánh trúng.

Nguồn Tin:
@ contact us
Video và Bài nổi bật