Tuổi trung niên cần làm gì để sống khỏe?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuổi trung niên trở lên dường như ai cũng có đủ hay tạm đủ về các điều kiện vật chất, gia đình hay vị trí xã hội nhưng đó lại là độ tuổi bắt đầu phải quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Hãy làm theo những điều dưới đây để có tuổi trung niên mạnh khoẻ.
Tuổi trung niên cần làm gì để sống khỏe?
Thể dục thể thao, kết nối giúp nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần, xã hội cho người trung niên

Đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm của thời đại như: ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn tâm thần, … Chính những vấn đề sức khỏe này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người trung niên cho dù họ có đầy đủ về vật chất.

Điều may mắn là, chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống của mình bằng các biện pháp luyện tập và điều chỉnh lối sống.

Theo Tổ chức Y tế thế giới: Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay thương tật. Vậy làm thế nào tuổi trung niên có được trạng thái sức khỏe toàn diện như vậy?

Dưới đây là một số gợi ý giúp nâng cao sức khỏe toàn diện cho những người trong độ tuổi trung niên trở lên:

Năng rèn luyện c‌ơ th‌ể

- Thể dục thể thao: Đây là hình thức luyện tập sức khỏe vô cùng quan trọng, tuổi trung niên có thể coi đây là một ‘món ăn sinh lực’ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày hoặc hằng tuần của mình. Cố gắng duy trì thời gian luyện tập 30-45 phút/ngày hoặc hơn, 3-5 buổi/tuần hoặc hơn, với các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và điều kiện cá nhân như: đi bộ, đạp xe, bơi, bóng bàn, yoga …

- Tập thở: có nhiều bài tập thở giúp kích hoạt năng lượng tích cực như bài tập thở thư giãn, bài tăng cường năng lượng, bài thở cân bằng ...

- Thiền định/chánh niệm: Có rất nhiều loại bài tập, nhiều cách thực hành chánh niệm giúp nuôi dưỡng các phẩm chất tốt, cải thiện hệ thần kinh, nội tiết, miễn dịch… như thiền ngồi, thiền đi, thiền uống trà, thiền ăn…

Chế độ và lối sống, làm việc lành mạnh

- Ăn uống lành mạnh, đủ chất: Nên ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, đường, mỡ, khoáng-vitamin) nhưng dùng nhiều hơn các thực phẩm tươi, sạch, tự nhiên, nguồn gốc thực vật … Tránh/hạn chế đối đa các sản phẩm có tính chất kíc‌h thí‌ch như rượu, bia, thu‌ốc l‌á…

- Lao động/làm việc có tâm: Dù đó là công việc của cá nhân hay tập thể thì cũng nên xem xét việc mang lại lợi ích hài hòa cho mình, cho người thân và cho cộng đồng. Nếu làm việc mà bỏ qua lợi ích của một trong ba đối tượng trên có thể sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác bất an, từ đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, thể chất …

- Làm từ thiện: đó là việc cho đi, đóng góp các giá trị của bản thân (vật chất, thời gian, công sức, trí tuệ …) cho người khó khăn, cho cộng đồng mà không vì danh tiếng hay lợi ích vật chất cho bản thân.

- Suy nghĩ tích cực: Mọi vấn đề của cuộc sống đều có thể nghĩ theo ít nhất là 2 hướng (tích cực và tiêu cực), nếu ta lựa chọn cách suy nghĩ tích cực sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần của mình (khác với việc nuông chiều theo cái tôi/bản ngã). Ví dụ như khi gặp trời mưa, ta có thể nghĩ rằng cần trời mưa để giúp cho không khí mát mẻ, cây cối tốt tươi; hay nếu bị bệnh nào đó, ta có thể nghĩ: Ồ, đây là "tiếng chuông cảnh tỉnh" để ta cần chăm sóc cho c‌ơ th‌ể mình nhiều hơn, điều chỉnh lại cuộc sống cho cân bằng hơn …

- Phát triển tâm linh: Học và hành theo tôn giáo chính thống tùy theo niềm tin tâm linh của mỗi người. Có thể học, thực hành thông qua nguồn tài liệu do các nhà xuất bản/các kênh uy tín phát hành, hoặc các trung tâm tôn giáo được nhà nước cho phép, hoặc thông qua các khóa tu học được tổ chức ở các chùa chiền thuộc giáo hội Phật giáo … hoặc các trung tâm tu học có uy tín trên thế giới (như Làng Mai) … Phát triển tâm linh là một cách để tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như có khả năng chấp nhận, đối diện bình an trước những điều bất như ý có thể xảy ra như về sức khỏe, gia đình, công việc … giúp ta có thể vững vàng đi qua những khó khăn. Phát triển tâm linh không có nghĩa là việc thờ cúng, mê tín, dị đoan.

- Tiếp xúc với các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tích cực: âm nhạc, nghệ thuật ... có tính chất nuôi dưỡng (thiền ca, thánh ca, nhạc đồng quê, nhạc cổ điển, vẽ tranh về vẻ đẹp, thêu, khâu, vá ...)

- Kết nối: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ... thông qua các hoạt động công việc, vui chơi, giải trí, học hành…

Khám sức khỏe định kỳ sàng lọc các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tiểu đường, cao huyết áp …) là cách để duy trì và nâng cao sức khỏe cho bản thân.

- Tham gia các câu lạc bộ có những người bạn thiện lành (thiền/yoga, sống khỏe, cờ tướng, chạy, bóng bàn ...)

- Sống hòa mình với thiên nhiên: Càng nhiều càng tốt (đặt cây xanh trong nhà/không gian làm việc, trồng cây/làm vườn, ngày nghỉ cuối tuần tới những nơi có nhiều thiên nhiên, chọn nhà ở nơi có nhiều cây xanh, nếu có thêm sông, suối, ao, hồ ... thì càng tốt)

- Trang bị cho mình một ‘kênh tài chính’ bảo hiểm cho sức khỏe: Có thể là khoản tài chính dự trữ, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội … nhưng tối thiểu mỗi người, cho dù giàu hay nghèo vẫn nên có cho mình một thẻ bảo hiểm y tế, đặc biệt dự phòng trong tình huống phải nằm viện.

- Uống thuốc và khám sức khỏe định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm như đã nói ở trên.

New Volume Lash by Bonna Beauty: Sydney Best EyeLash Extension near Bankstown Revesby Campsie.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật