Muốn biết một gia đình có phúc báu hay không, chỉ cần xem có 3 “điềm lành” này không là rõ

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Làm thế nào để đánh giá 1 gia đình có nhiều phúc báu hay không, hãy xem có 3 điểm này không nhé!
Muốn biết một gia đình có phúc báu hay không, chỉ cần xem có 3 “điềm lành” này không là rõ
Ảnh minh họa

Coi trọng chữ hiếu

Tăng Quốc Phiên - một trong số những trọng thần nổi bật vào giai đoạn cuối của vương triều Mãn Thanh và cũng là nhà tư tưởng ái quốc nổi tiếng của Trung Quốc cận đại từng nói: Sự hưng thịnh của một gia đình nằm ở việc hòa thuận, hiếu thảo, siêng năng và tiết kiệm.

Còn theo giáo lý nhà Phật, điều quyết định một gia đình có thịnh vượng, không nằm ngoài việc xem gia đình đó có truyền thống coi trọng đạo hiếu hay không.

Người xưa thường nói: “Đạo hiếu đứng đầu trăm điều thiện, ân cha mẹ lớn hơn trời.” Nếu một gia đình coi trọng đạo hiếu hơn là vật chất, thì gia đình đó tất yếu sẽ ngày càng hưng vượng, vì trong Đạo Phật, hiếu thuận cha mẹ có thể đạt được phúc báo lớn nhất trên thế gian này.

Ngay từ khi còn nhỏ, đa số chúng ta đều được dạy rằng, "bách thiện hiếu vi tiên" - Hiếu thuận và tôn trọng bố mẹ là phẩm cách cơ bản nhất của một con người.

Bất luận là Nho giáo, Đạo giáo hay Phật giáo đều đặt đạo hiếu lên hàng đầu. Trong trăm điều thiện thì đạo hiếu đứng đầu tiên, hiếu thuận với cha mẹ là nền tảng của gia đình. Một gia đình nào không coi trọng chữ hiếu thì nhất định sẽ đi đến kết cục suy bại.

Cha mẹ là gốc rễ của một gia đình, chỉ khi phần gốc vững chắc thì cả gia đình mới hài hòa, hạnh phúc mỹ mãn.

Tu thân tu đức

Điềm báo thứ 2 trong những điềm lành báo hiệu gia đình có phúc theo lời Phật dạy là xem gia đình có coi trọng việc tu dưỡng bản thân và tu dưỡng đạo đức hay không.

Gia đình được coi là “tế bào”, là nền tảng của xã hội. Vì vậy, xã hội muốn phát triển tốt thì những tế bào ấy phải thực sự khỏe mạnh.

Nếu gia đình bạn coi trọng việc tu thân tu đức thì chắc chắn gia đạo sẽ thịnh vượng, vận may tìm đến, người trong gia đình làm gì cũng suôn sẻ và bình an.

Người xưa có câu: “Hậu đức tải vật.” Ý rằng đức sâu dày nâng đỡ vạn vật, chính là muốn nói rằng, làm người phải có đức hạnh tốt thì mới có thể dung nạp được vạn sự. Cho nên, một người để làm được việc lớn thì phải có đức dày, người mà không có đức lớn thì không thể thành được đại sự.

Người có đức hạnh đến đâu thì nhận được bấy nhiêu phúc. Gia đình cũng vậy, phúc đức của gia đình càng lớn thì người trong nhà càng nhận về nhiều phúc báo.

Trạng thái tốt nhất của một gia đình là "phụ từ tử hiếu", cha mẹ hiền từ đức độ, con cái hiếu thuận, tức nhắc nhở mọi người trong gia đình đều phải chú ý đến việc tu dưỡng đạo đức.

Một người có đạo đức tốt, có tu dưỡng thì dù đi đâu, làm gì cũng được người khác kính trọng, có thể đạt được thành tựu to lớn.

Đức Phật quan niệm rằng, tâm hồn của trẻ thơ giống như tờ giấy trắng. Nếu như tờ giấy ấy, được nhà họa sĩ tài hoa vẽ lên những bông hoa tươi đẹp, thì nó sẽ tô điểm cho cuộc đời thêm sắc. Ngược lại, cũng tờ giấy ấy nếu bị kẻ bất tài vô dụng bôi lên đó những vết mực đen vô nghĩa thì nó trở thành cái vô dụng và làm xấu xã hội…

Nếu một gia đình Phật tử giữ được 5 giới về đạo đức, sống thiện nghiệp, hiểu và thực hành bổn phận của mỗi một thành viên đối với nhau như lời Phật đã dạy: bổn phận cha mẹ đối với con, bổn phận vợ đối với chồng, bổn phận của con cái đối với cha mẹ… thì các thế hệ cùng chung sống sẽ hạnh phúc, hòa thuận.

Lớp trẻ sẽ từ từ cảm nhận, thấm nhuần những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe nhau, tha thứ cho nhau, chấp nhận những khác biệt của nhau, yêu thương nhau, nâng đỡ nhau….

Ngược lại, gia đình cha mẹ thường lục đục, mâu thuẫn thì con cái sẽ không có nhận định đúng đắn về những giá trị đạo đức và dễ rơi vào tình trạng chán đời, thất vọng như: bỏ nhà đi bụi, sống bê tha, sống bất cần đời rồi sa chân vào các tệ nạn nguy hiểm.

Vì vậy mà tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nói rất hay về ảnh hưởng của cha mẹ, gia đình đến con cái như: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” hay “Họ nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”.

Gia đình - bản thân nó là xã hội thu nhỏ, là tế bào cấu tạo nên xã hội. Như vậy, để có được nền tảng xã hội tốt đẹp cần phải có hệ thống gia đình Phật tử đạo đức với lối sống lành mạnh, giáo dưỡng con cái từ lời nói, suy nghĩ, việc làm để con cái trở thành công dân tốt.

Phật tử làm cha mẹ có sự giác ngộ, góp phần quan trọng xây dựng xã hội tương lai văn minh. Đây là sự giáo dục tưởng như bình dị mà rất sâu xa, ý nghĩa.

Vậy nên việc hiểu rõ, và thực hành theo lối sống trong thập thiện đối với các Phật tử là cha, mẹ là việc rất cần thiết. Việc thực hành ở đây không nhất thiết cứng nhắc, bó buộc mà nên vận dụng linh hoạt dựa trên đạo đức Phật giáo và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và điều kiện, hoàn cảnh sống của từng gia đình.

Có như vậy, con mới biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình, tôn trọng người khác và hiểu những chuẩn mực giá trị đạo đức mà người con Phật phải tuân thủ.

Tích lũy phước báo

Cuốn “Kinh dịch” có câu: Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.

Tức là, nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương.

Ý nói những gia đình chú trọng tích đức hành thiện, nhất định sẽ có chuyện tốt đang chờ, tất yếu sẽ hưng thịnh. Còn nếu gia đình đó làm những điều xấu xa, độc ác, hại người lợi mình, tức là đang tích toàn những điều "bất thiện" thì sớm muộn gì cũng đi đến suy bại.

Người xưa dạy: "Tích kim dĩ tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ, tích thư dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng độc; bất như tích âm đức u minh minh chi trung dĩ vi tử trường cửu chi kế".

Nghĩa là: Tích trữ vàng dành cho con cháu, chưa chắc con cháu giữ nổi; tích trữ sách dành cho con cháu, chưa chắc con cháu đọc nổi; không bằng tích âm đức trong cõi mờ mịt để làm kế hoạch lâu dài cho con cháu sau này.

Còn nếu không tích phúc thì dù sinh ra trong gia đình giàu có, trước sau gì cũng sẽ trải qua gia đạo suy sút.

Lại có câu: "Đời cha ăn mặn đời con khát nước".

Quan niệm này mới nghe qua, thì dường như có sự chống trái với luật Nhân quả của đạo Phật. Vì theo luật Nhân quả, ai làm người đó chịu, không thể người này ăn mà người khác lại no, hay người này uống mà người kia hết khát. Nghiệp mình gây ra thì mình phải chịu nhận lấy quả báo, không ai thay thế cho ai.

Tuy nhiên, sở dĩ có hiện tượng “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” chính là do “Cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại”.

Cha mẹ làm điều tốt, thì con sẽ nhìn vào đó học theo để trở thành người tốt.

Còn nếu như cha mẹ là người lấy oán báo ân, buông lời cay độc, hãm hại người lành, thì đứa con khi lớn lên cũng đâu thể nào là người lương thiện.

Cha mẹ luôn mở lòng từ bi giúp đỡ người nghèo, thì con cái từ nhỏ đã nhìn thấy điều ấy, đứa trẻ lớn lên cũng sẽ là một người nhân hậu.

Vậy nên không chỉ hưởng phúc - nghiệp của mình từ nhiều kiếp trước mà chính phúc báo của trẻ cũng đều liên quan đến cha mẹ.

Mọi việc chúng ta làm hôm nay đều liên quan phúc báo của con cái chúng ta sau này. Như cha mẹ là người tàn phá môi trường, thì con ắt sẽ phải sống trong một môi trường ô nhiễm, đầy những rủi ro bệnh tật. Cha mẹ là phường trộm cắp vô ơn, thì con cái khó có thể là người thật thà trung thực.

Nếu cha mẹ trồng những cái cây, thì con cái là người hưởng trái ngọt. Cha mẹ có tích lũy thì con cái mới nhận được của để dành.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật