Kim tự tháp yonaguni huyền bí dưới đáy biển nhật bản

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo số liệu thống kê, cứ mỗi năm lại có thêm nhiều công trình cổ đại huyền bí ở dưới đáy đại dương, sâu nơi lòng đất hoặc trong những khu rừng rậm được các nhà khảo cổ tìm ra.
Kim tự tháp yonaguni huyền bí dưới đáy biển nhật bản
Ảnh minh họa

Không ít người đã từng nghe nói đến nền văn hóa Atlantis bị thiên tai vùi sâu dưới biển, những công trình hoành tráng lệ ở Peru, kim tự tháp Ai Cập hay quần thể moai mặt người trên đảo Phục sinh ở Chile… Tất cả đều đã làm hao tốn biết bao công sức điều tra, nghiên cứu của nhóm các khoa học gia để biết được nguồn gốc và tuổi thọ của chúng.

Mới đây, một tàn tích đá huyền bí, mô phỏng hình dạng của kim tự tháp mang tên Yonaguni được tìm thấy ở dưới đáy của vùng biển Nhật Bản. Phế tích Yonaguni khiến giới chuyên môn hoang mang không ít, vì một số ý kiến cho rằng nó có liên quan đến những lời giải đáp bí ẩn của nền văn minh thời tiền sử.

Thực hư câu chuyện như thế nào và câu trả lời ra sao? Xin nhường lại cho các bạn phán xét sau khi đọc xong những thông tin mà LaLung.vn cung cấp dưới đây.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về khối đá cổ, chúng ta hãy bắt đầu bới móc sơ sơ về cái nơi mà người ta đã tìm thấy nó nhé!

Yonaguni chính xác là tên của một hòn đảo nằm ở vị trí giữa biển Đông Trung Quốc và Thái Bình Dương, thuộc quần đảo Ryukyu, ngày nay là địa phận tỉnh Okinawa của đất nước Mặt Trời mọc.

Một thông lệ riêng có ở đây là bất cứ thứ gì tồn tại hoặc được khám phá ra đều lấy tên là Yonaguni.

Vùng biển Yonaguni nổi tiếng với số lượng cá mập đầu búa sinh sống nhiều nhất, nên đã thu hút sự quan tâm của của rất nhiều nhà nghiên cứu loài cá quý hiếm này. Và cơ duyên đã nảy sinh từ đây…

Vào năm 1987, khối kiến trúc khổng lồ nằm cách mặt nước biển khá xa khoảng 40 mét, đã được Kihachiro Aratake – một thợ lặn chuyên nghiệp người Nhật, tình cờ bắt gặp khi đang tìm kiếm vị trí lý tưởng để quan sát và thu hình tập tính sinh sống của một đàn cá mập đầu búa trong lòng biển.

Sau khi công bố với công chúng về sự xuất hiện của khối thạch khổng lồ mà người ta gọi tên nó là “kim tự tháp Yonaguni”, một mặt tạo ra hiệu ứng củng cố lại những giả thuyết trước kia về sự có mặt của một nền văn minh cổ đại thời đồ đá, mặt khác lại tạo ra vô số làn sóng dư luận mâu thuẫn nhau giữa những người tin và không tin vào điều này.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khảo cổ phát hiện ra những công trình cổ đại như thế này tại vùng biển của đất nước thường hay gánh chịu những cơn địa chấn tàn khốc như Nhật Bản.

Nhiều cấu trúc ngẫu nhiên được tìm ra đều được giới chuyên môn về di sản lịch sử đánh giá là kiệt tác mang tầm vóc thế kỷ.

Công trình ngự trị nơi đáy sâu biển Nhật Bản này được chạm trổ từng bậc giống cầu thang, bề mặt được gọt giũa bằng phẳng và có góc cạnh vuông vức. Cùng với những nét bí ẩn bao bọc xung quanh, nhiều học giả cho rằng đây là một công trình nhân tạo mô phỏng hình dạng của một kim tự tháp đã có mặt hàng ngàn năm trên Trái Đất.

Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến trái chiều nhận định nó hoàn toàn là sản phẩm của tự nhiên, là sản phẩm còn lại sau những quá trình kiến tạo của Trái Đất.

Để tìm ra câu trả lời chính xác, Masaaki Kimura và nhóm các nhà khoa học đồng nghiệp, thuộc trung tâm nghiên cứu khảo cổ của đại học Ryukyus (Nhật Bản), đã dành thời gian hơn 10 năm để lặn xuống lòng biển và điều tra nguồn gốc cũng như tuổi thọ của kim tự tháp khổng lồ này.

Sau khi tốt nghiệp khoa Thủy sản Trường Đại học Tokyo (1963) và hoàn thành xong khóa đào tạo tiến sĩ địa chất (1968), Masaaki Kimura đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ vô cùng hữu ích vì sự cống hiến to lớn cho ngành.

Ông được mời đến giảng dạy tại các trường Đại học nổi tiếng, làm việc cho viện nghiên cứu Hải dương, viện khảo sát địa chất Nhật Bản, Cơ quan Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Nhật Bản, Đài quan sát thiên văn Trái Đất Lamont-Doherty thuộc trường Đại học Columbia.

Hiện ông là tổng giám đốc Học viện nghiên cứu Di sản Văn hóa và Khoa học đại dương Nhật Bản.

Với bề dày kinh nghiệm đã có, cộng thêm học hàm và học vị danh giá – vị Giáo sư, Tiến sĩ lừng danh của xứ sở hoa anh đào, hoàn toàn bị chinh phụ bởi những nét huyền bí của khối đá cổ đồ sộ này và bỏ rất nhiều công sức để giải mã bí ẩn, đưa ra những kết quả nghiên cứu có khả năng thuyết phục cao nhất.

Sau nhiều năm khảo sát và nghiên cứu khu vực huyền bí từ năm 1996, Kimura làm cả thế giới không khỏi khâm phục vì lời nhận định khoa học.

Ông nói rằng: đây là dấu vết còn sót lại của một nền văn hóa xưa, tựa hồ như một thị trấn cổ xấu số phải gánh chịu cơn phẫn nộ của thiên nhiên và đã bị ngăn cách với ánh nắng mặt trời bởi đại dương sâu thẳm chừng 12.000 năm nay.

Theo những mô tả ban đầu được cung cấp bởi thợ lặn Kihachiro Aratake, rất nhiều người đã nhầm lẫn Yonaguni hoàn toàn là một kiệt tác của thiên nhiên, ngay cả các tiền bối ngành khảo cổ cũng thuận theo dư luận lúc bấy giờ.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi quan niệm 180 độ, khi đoạn video quay cận cảnh kim tự tháp huyền bí ngự trị sâu dưới biển Nhật Bản được đội thám hiểm của giáo sư Kimura được gởi về đất liền.

Chúng ta hãy cùng xem qua video dưới đây để biết sơ qua “mặt mũi” của công trình cổ đại Yonaguni trước khi bắt đầu tìm hiểu tiếp về nó nhé!

Giáo sư cũng tiết lộ thêm, nhóm của ông đã phát hiện ra một vài bằng chứng liên quan đến việc có sự đụng chạm của bàn tay con người vào cấu trúc bí ẩn của kim tự tháp.

Dấu tích đục đẽo trên đá, những kí tự điêu khắc kỳ lạ hay hình mặt người và động vật đã nằm trên bề mặt các bàn thạch lớn từ lâu lắm là bằng chứng không thể chối cãi.

Những khám phá quan trọng cho biết, kim tự tháp được tạc ra từ một cục đá nguyên khối dày 5 lớp. Nhìn từ xa như một bàn thạch hình chữ nhật huyền bí với những thông số chi tiết được đo đạc và ước lượng là dài khoảng 100 m, rộng gần 200 m và cao độ chừng 30 mét.

Một số các phiến đá nhỏ gần đó cũng được nhận diện là xây dựng tương tự như các kim tự tháp mini. Những tháp nhọn nhỏ xung quanh là sản phẩm của quá trình kết dính hàng ngàn năm bởi nhiều lớp đá với chiều rộng và chiều cao lần lượt là khoảng 10 m và 2 m.

Các thành viên trong đội thám hiểm dưới nước còn nhìn thấy những lối đi sâu hóm bao quanh kim tự tháp Yonaguni. Những đường hầm sâu hơn 2 mét, các đại lộ lớn, cầu thang, cổng chào… tất cả chúng đều được phát hiện ngay sau đó.

Điều làm cho nhóm khảo cổ Nhật Bản kinh ngạc nhất là tất cả đều được đục đẽo một cách công phu, kỹ lưỡng. Nhiều chi tiết nhỏ tạo nên tổng thể khối kiến trúc khổng lồ của một kim tự tháp bằng đá cổ nơi xa nhất dưới mặt nước biển.

Những khối đá dị thường ngự trị ở vùng biển Yonaguni thuộc xứ sở hoa anh đào cũng làm các nhà khoa học hoang mang không ít. Vì ngày càng xuất hiện thêm nhiều điều huyền bí và khó hiểu.

Chẳng hạn như trước mắt bạn là hình ảnh của 2 cái hang có sâu độ chừng gần 10 mét, được rào giậu xung quanh bởi những chiếc cột kiên cố, kế đó là bức tượng đầu người nằm cạnh một con rùa bằng đá khổng lồ. Những phế vật này có thể là bằng chứng ủng hộ những lập luận về một thành phố bị lấp chìm sau một trận động đất.

Khi chiêm ngưỡng bức ảnh tượng thần kim quy này, các bạn cũng có thể thấy rằng những đường nét trên phiến đá vẫn còn khá rõ ràng, trông rất tinh tế và hoàn toàn không có dấu tích nào liên quan đến đá vôi.

Từ những phân tích trên, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng tổng thể khối kim tự tháp Yonaguni trước kia hình như nằm trên mặt đất và được thiết kế, xây dựng từ những ý tưởng rất tiến bộ.

Team Atlantis – tên một đoàn thám hiểm khác cũng muốn thỏ‌a mã‌n sự hiếu kỳ và lặn xuống đây. Họ cũng đồng ý với nhận định của nhóm giáo sư Kimura rằng kim tự tháp Yonaguni là một kiệt tác được tạo ra từ bàn tay con người.

Họ cho rằng chính tổ tiên xưa kia của chúng ta là tác giả của công trình này và mọi thứ đã bị tống xuống dưới mặt nước biển 40 mét, khi nó vẫn còn đang trong quá trình xây dựng chưa xong, sau một cơn địa chấn khủng khiếp.

Theo những người già nhất sinh sống trên hòn đảo Yonaguni kể lại, thì xưa kia, khu vực này cao hơn mực nước biển, khi băng hà bị nóng chảy khiến mực nước thủy triều dâng lên không ngừng. Một số tài liệu cũ có đoạn diễn tả rằng, nơi đây đã từng có một con sóng thần tàn bạo, cao khoảng 40 mét ghé thăm rồi mang đi tất cả.

Và đây có thể là hai lý do khiến cho kim tự tháp Yonaguni bị ngập trong nước biển Nhật Bản. Mắc xích các sự kiện lại với nhau thì các nhà khoa học đã suy ra rằng khối kiến trúc cổ kia có ít nhất cũng 10.000 năm tuổi.

Thêm một luồng thông tin đáng tin cậy khác đến từ các thợ lặn thuộc khoa địa chất, trường Đại học Boston, Hoa Kỳ thì các bậc tam cấp tạo nên kim tự tháp nơi xa nhất dưới mặt nước biển được gắn kết lại với nhau rất điêu luyện, điều này càng làm cho họ tin rằng những kỹ sư thời tiền sử có một nền kiến thức thâm sâu hơn cả văn minh Lưỡng Hà và sông Ấn.

Một vài chuyên gia cũng tin rằng công trình cổ đại mô phỏng kim tự tháp ngự trị dưới đáy biển Nhật Bản, là những gì còn lại của một nền văn minh thời tiền sử như trong truyền thuyết, mà những người già đã từng nói là do những cơn đại hồng thủy hung tợn cuốn đi.

Từ một vài bằng chứng chuyên môn nào đó, cũng có một số người khác gọi tên khối đá cổ này là phế tích của nền văn minh Atlantis – thành phố cũ kĩ bị động đất đánh chìm vào 200 năm trước.

“Tôi nghĩ rất khó để giải thích nguồn gốc của chúng là tự nhiên thuần tuý, vì có quá nhiều bằng chứng về sự tác động của con người” câu nói của giáo sư Kimura càng làm cho dư luận tin rằng, sự xuất hiện của kim tự tháp Yonaguni huyền bí dưới đáy biển Nhật Bản đã chỉ ra sự tồn tại những nền văn minh từng có mặt trước khi có thế giới loài người hiện đại như bây giờ.

Mặc dù phần lớn các nhà khoa học phủ nhận điều này, nhưng vẫn có một số ít còn lại tin rằng, hàng ngàn năm về trước, tổ tiên của loài người đã từng lập nên một nền văn minh cổ đại không thua kém gì cuộc sống hiện nay, chẳng hạn như thành phố Atlantis. Chỉ đáng tiếc là tất cả chúng đều không thể sống sót để vượt qua những cơn đại hồng thủy của biển cả và để lại vô vàng những ẩn số khó giải đáp cho chúng ta.

Vậy nếu khối kiến trúc bằng đá đồ sộ này là do con người tạo ra thì những bàn tay bí ẩn đó là của ai? Cho đến hôm nay các nhà nghiên cứu khoa học Nhật Bản và Mỹ vẫn chưa có một tài liệu ghi chép lại lịch sử nào có thể cung cấp một câu trả lời chính xác cả.

Những tàn tích dưới đáy biển này đã quá cổ xưa, nguồn gốc hình thành của chúng trở thành một ẩn số vượt hơn tầm tay, cũng như bộ óc kiến thức của con người chúng ta.

Lý do tại sao những kiệt tác xây dựng phức tạp như thế này lại bị vùi sâu dưới cát biển? Vài năm trở lại đây, những kiến trúc mô phỏng hình kim tự tháp tương tự như Yonaguni được tìm thấy rất nhiều ở khắp nơi trên thế giới. Tất cả chúng đều gây tranh cãi rất nhiều trong dư luận và đặc biệt là giới chuyên môn khảo cổ và nghiên cứu di sản văn hóa.

Giữ sinh lực tuổi già, người đàn ông U70 dùng cách sau

Hàng đống những lập luận đưa ra nhưng tất cả chỉ là giả thuyết tạm thời. Mặc dù được phát hiện đã vài chục năm nhưng con người vẫn chưa nghiên cứu ra chính xác là nền văn minh nào, thế lực tài năng nào đã cất công gầy dựng nên những công trình đá “hoành tá tràng” này.

Đại dương sâu thẳm đang che giấu rất nhiều bí mật, mà hàng trăm năm nay con người vẫn chưa thể nào khám phá hết.

Vậy ngoài kim tự tháp Yonaguni thì đáy biển còn có gì thú vị hơn nữa không? Bấm vào video dưới đây để thỏ‌a mã‌n sự tò mò bạn nhé!

Còn chần chờ gì nữa mà không kích chuột vào nút chia sẻ? Hành động này của bạn sẽ giúp những thông tin bổ ích này được lan tỏa đến tất cả những người xung quanh đấy!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật