Cậu bé 2 tuổi rửa chân cho mẹ ung thư giai đoạn cuối: Hiếu hạnh con muốn nuôi mà mẹ không thể đợi

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hình ảnh bé trai 2 tuổi rửa chân cho mẹ bị ung thư giai đoạn cuối nhắc nhở mỗi chúng ta về lòng hiếu kính mẹ cha nhân mùa vu lan báo hiếu.
Cậu bé 2 tuổi rửa chân cho mẹ ung thư giai đoạn cuối: Hiếu hạnh con muốn nuôi mà mẹ không thể đợi
Nguồn ảnh: sohu

Cứ nhìn hình ảnh bé trai 2 tuổi rửa chân cho mẹ bị ung thư giai đoạn cuối, tôi bỗng thấy thắt lòng, thương con sớm phải nhạ‌y cả‌m. Chợt nghĩ, tại sao đứa trẻ 2 tuổi có thể thuận thảo đến như vậy. Phải chăng sự kết nối mạnh mẽ với người mẹ từ lúc còn là bào thai đã sớm hình thành trong lòng con tình mẫu t‌ử th‌iêng liêng. 

Hành động bé trai ngồi xổm dưới đất rửa chân cho mẹ bị ung thư có thể làm rung lên thứ trắc ẩn sâu xa trong lòng mỗi người. Hẳn là con chưa nhận ra mẹ con đang ở lằn ranh của sự sống, hẳn là con chưa hiểu được con sẽ không còn bên mẹ được lâu. Nhưng bản năng yêu thương giúp con nhận ra mẹ rất yếu, mẹ cần con giúp đỡ.

Xem Video: Người con có hiếu

//

Thương con ở cái tuổi đáng ra phải được cha mẹ nâng niu, chỉ biết ăn, ngủ và chơi thì con phải ở bệnh viện thường xuyên cùng mẹ. Mà có lẽ lúc này mẹ cũng cần con lắm. Con chính là niềm an ủi, niềm hạnh phúc giúp mẹ vơi đi đau đớn của bệnh tật.

Nguồn ảnh: sohu

Chợt nghĩ con chỉ mới chào đời 24 tháng mà sao có thể “hiểu chuyện” đến như vậy. Hơn bao người trưởng thành, được cha mẹ vắt kiệt sức chăm lo nhưng trả ơn bằng hành động ngỗ nghịch, thậm chí đánh đập, đổ phân lên đầu người sinh thành dưỡng dục mình. Đáng buồn lòng hiếu kính cha mẹ đôi khi lại tỷ lệ nghịch với tuổi tác.

Thật ra, lòng hiếu thảo không phải tự nhiên mà nảy mầm và lớn dần lên trong lòng con cái. Một số đứa bé do hoàn cảnh như bé trai 2 tuổi rửa chân cho mẹ bị ung thư giai đoạn cuối, phải trưởng thành sớm, theo đó chúng sớm biết lo nghĩ cho cha mẹ. Nhưng phần lớn muốn con sống thuận thảo, cha mẹ phải rèn luyện cho con đức tính đó từ nhỏ bằng cách làm gương cho con là chủ yếu.

Nếu cha mẹ yêu thương, đối xử tử tế với ông bà, có miếng ngon nào cũng dành phần cho ông bà, con cái nhìn thấy cảnh này, tiềm thức của chúng chắc chắn sẽ “tiếp nhận” và “trả lời” bằng chính hành động tương tự. Ngược  lại, nếu cha mẹ đối xử tệ bạc với ông bà thì con cái cũng sẽ lặp lại điều đó trong tương lai với đấng sinh thành của chúng. 

Chắc các mẹ còn nhớ câu chuyện chiếc gáo dừa. Trong một gia đình gồm 3 thế hệ, con trai 5 tuổi thường xuyên phải chứng kiến cảnh bố mình đối xử tệ bạc với ông nội. Do lớn tuổi tay run, ông ăn cơm hay làm rơi vãi thức ăn và có lần làm bể chiếc chén kiểu đắt tiền. Thế là người bố bắt ông phải ăn cơm bằng gáo dừa. 

Một hôm người bố thấy con trai đang loay hoay dùng dao gọt một chiếc gáo dừa. Sợ con đứt tay người bố liền ngăn cản. Không ngờ con trai nhanh nhảu: Đây là chiếc gáo dừa con chuẩn bị cho bố sau này để bố yên tâm ăn uống mà không lo bể chén.

Vậy nên mới nói, “sóng trước vỗ đâu sóng sau vỗ đó”. Cha mẹ làm gương cho con hiệu quả hơn ngàn lời dạy dỗ. Theo đó, muốn con cái tốt cha mẹ phải nhất định phải sống tốt và cư xử chuẩn mực.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật