Loạt phim thất bại khi chuyển thể văn học kinh điển

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Cậu Vàng“, “Kiều @“, phim “Kiều“ - chuyển thể tác phẩm văn học kinh điển - bị chê về nội dung, thất bại doanh thu.
Loạt phim thất bại khi chuyển thể văn học kinh điển
Mỹ Duyên (trái) - đóng Kiều - bên Thúc Sinh (Lê Anh Huy). Ảnh: Hồng Vi.
ad@ contact us

Sau ba ngày công chiếu, Kiều - phim chiếu rạp lấy cảm hứng từ tác phẩm của Nguyễn Du - thu về 1,3 tỷ đồng, theo số liệu của đơn vị khảo sát phòng vé Box Office. Phim xếp thứ sáu trên bảng doanh thu cuối tuần qua, sau các tác phẩm mới ra như Mortal Kombat: Cuộc chiến sinh tử (gần 12 tỷ), Bàn tay diệt quỷ (2,2 tỷ), hay các phim chiếu đã lâu, như Go‌dzilla vs. Kong (8 tỷ), Bố già (gần 6,5 tỷ)... Với kinh phí hàng chục tỷ đồng, phim bước đầu thất bại về doanh thu.

Kiều không phải dự án chuyển thể duy nhất thất thế phòng trong nước gần đây. Cuối tháng 2, Kiều @ - phim 18+‌ּ có Phan Thị Mơ, Cao Thái Hà đóng chính - chịu chung số phận với chất lượng "thảm họa". Sau hai tháng ra rạp, phim thu về hơn một tỷ đồng. Hồi tháng 1, Cậu Vàng - dự án tri ân cố nhà văn Nam Cao, tác giả Lão Hạc - lỗ nặng với doanh thu hơn 3,6 tỷ đồng, dù kinh phí lên đến vài chục tỷ đồng.

Những tác phẩm điện ảnh trên sau khi ra rạp đều nhận phản hồi tiêu cực về nội dung. Nhiều khán giả cho rằng các phim phá nát nguyên tác văn học.

Tác phẩm của Mai Thu Huyền gây chú ý từ lúc công bố dự án năm 2020. Chọn lát cắt nhỏ trong cuộc đời 15 năm lưu lạc của Kiều, phim xoáy vào chu‌yện tìn‌h tay ba giữa Thúy Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư.

Với thời lượng 90 phút, phim cho thấy nhiều lỗ hổng về kịch bản. Nội dung chuyển biến chóng vánh, chưa hợp lý, chu‌yện tìn‌h Kiều - Thúc Sinh diễn tiến khá nhanh chỉ sau một lần gặp, cả hai chưa trò chuyện nhiều. Kịch bản chỉ giải quyết qua loa chu‌yện tìn‌h tay ba của Kiều - Thúc Sinh - Hoạn Thư, Thậm chí ở cao trào, các nhân vật chỉ chia sẻ nỗi niềm qua vài lời thoại. Phim khép lại khi bi kịch các nhân vật chưa được giải quyết, số phận Kiều còn lửng lơ.

Trên VnExpress, độc giả Jumazikl bình luận: "Truyện Kiều hay như vậy, thế mà qua tay đạo diễn biến thành món lẩu phim chưởng, phim ma, phim 18+‌ּ, ngôn tình tay ba. Thúc Sinh hóa thành Lục Vân Tiên ra tay võ hiệp cứu mỹ nhân, Đạm Tiên thành ma bó‌p c‌ổ người... Thực sự là tr‌a tấ‌n người xem về nội dung. Không có mấy hình ảnh mỹ lệ để tôn vẻ đẹp ’nghiêng nước, nghiêng thành’ của Kiều. Tất cả đều nhạt nhòa".

Kể về cuộc đời một thiếu nữ sa chân vào con đường làm gá‌ּi bá‌ּn ho‌ּa, phim Kiều @ bị độc giả Báo chấm 2,8/10 điểm. Phim gây khó hiểu vì diễn biến quá nhanh, nhiều tình tiết bị giản lược. Vai chính sa chân vào con đường B.hoa chỉ sau thời gian ngắn quen bạn trai. Ở quê, gia đình cô hồ hởi nhận tiền con gái gửi để xây nhà nhưng không buồn thắc mắc cô kiếm tiền từ đâu khi còn đi học. Phim còn gây hoang mang khi được giới thiệu lấy cảm hứng từ Truyện Kiều, nhưng nội dung không liên quan. Thay vào đó, phim mang dáng dấp kịch bản sân khấu Nửa đời hương phấn (soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng), với những nhân vật tên Hương, Tùng, Cang...

Bị một nhóm khán giả tẩy chay trước khi ra rạp, Cậu Vàng cũng nhận nhiều lời chê bai về kịch bản. Trong đó, tính chân thực của tác phẩm là điểm bị phê bình nhiều nhất. Êkíp đầu tư phục dựng bối cảnh làng quê Bắc Bộ nhưng không tái hiện được đời sống kham khổ của người dân trong thời kỳ nạn đói hoành hành. Đạo diễn cố nhồi nhét nhiều tuyến truyện: lão Hạc và Cậu Vàng, chu‌yện tìn‌h mợ Ba, gia đình Bá Kiến... khiến tổng thể tác phẩm chỉ là những mảnh ghép không đầu không cuối.

Khi bị chê, nhiều nhà sản xuất nói họ chỉ làm phim "lấy cảm hứng" từ tác phẩm gốc. Mai Thu Huyền - đạo diễn Kiều - lường trước phim của chị sẽ gây tranh cãi. Chị cho rằng phim không đi sai nguyên tác vì kịch bản vẫn bám theo câu chuyện chính: Kiều vào lầu xanh, gặp Tú Bà, yêu Thúc Sinh rồi bị Hoạn Thư đánh ghen. Chị lý giải thời lượng 90 phút không thể chuyển tải trọn vẹn cuộc đời truân chuyên của Kiều, do đó êkíp chọn hướng sáng tạo với mối tình tay ba. "Chúng tôi tập trung khắc họa nội tâm hơn là diễn biến câu chuyện. Ví dụ, trong truyện, Hoạn Thư ghen tuông, ác độc thì lên phim, khán giả đồng cảm với Hoạn Thư, thương Kiều hơn bởi người trong cuộc ai cũng chịu tổn thương, mất mát", nữ đạo diễn nói.

Tạo hình Mai Thu Huyền trong nhân vật "Đạm Tiên" phim "Kiều". Ảnh: Hồng Vi.

Mai Thu Huyền cho rằng các tình tiết sáng tạo đều cần thiết cho phim, ví dụ nhân vật Đạm Tiên. Khác truyện gốc, Đạm Tiên (Mai Thu Huyền đóng) trở thành hồn ma "trợ thủ" cho Kiều, giúp nàng vượt qua nhiều tình huống nguy khốn. Nữ đạo diễn nói: "Đạm Tiên là một ẩn dụ, tượng trưng cho thiện - ác của mỗi người. Khi Kiều tranh cãi với Đạm Tiên cũng là đấu tranh với nội tâm chính mình".

Tương tự, đạo diễn Cậu Vàng Vũ Thủy cho biết kịch bản được bố vợ anh (cố nghệ sĩ Bùi Cường) lấy cảm hứng - tức lấy "tứ" và phát triển theo hướng khác - thay vì trung thành với nguyên tác. Anh nói: "Tôi nghĩ việc sáng tạo vẫn giữ tinh thần gốc, vì bố vợ tôi đã được cụ Hồng - con gái lớn của Nam Cao - tán đồng về nội dung phóng tác. Chúng tôi không tái hiện cuộc sống nghèo khổ trước năm 1945, mà hướng đến một tác phẩm về luật nhân - quả, bài học đối nhân xử thế".

Phim "Cậu Vàng" lỗ nặng khi ra mắt, chịu nhiều phản hồi tiêu cực từ khán giả. Phim cũng mắc nhiều lỗi sơ đẳng: tiếng động bị lệch khỏi hình - nhân vật Lý Cường tát tay sai nhưng vài giây sau mới có âm thanh, nhiều đoạn kỹ xảo lộ phông xanh... Ảnh: Galaxy.

Ông Châu Quang Phước - cựu quản lý truyền thông một cụm rạp - cho rằng dù "chuyển thể", "cải biên", "phóng tác", "lấy cảm hứng", "dựa trên"... tác phẩm gốc, phim muốn thu hút được khán giả trước hết phải là phim hay. Khó có quy chuẩn đúng - sai dành cho các phim chuyển thể, phóng tác... nguyên tác. Bởi phim chuyển thể luôn là một tác phẩm sáng tạo độc lập. Như mọi tác phẩm khác, điều khiến bộ phim thành công, có đời sống riêng là nội dung thuyết phục, hình ảnh lôi cuốn, gợi nhiều suy ngẫm với khán giả đương đại. Nhiều phim Việt dù không trung thành tuyệt đối với tác phẩm gốc vẫn tạo tiếng vang, như Làng Vũ Đại ngày ấy (1982), Đất phương Nam (1997)...

Đạo diễn Victor Vũ cho biết khi làm phim chuyển thể văn học, anh thường chú trọng việc bảo toàn cảm xúc và tinh thần của tác phẩm. Với Mắt biếc (phim đạt 180 tỷ đồng năm 2019, làm lại từ truyện Nguyễn Nhật Ánh), anh tôn trọng sự mộc mạc trong tác phẩm gốc. Anh nói: "Tôi thường có nhiều ’chiêu’ để đẩy cảm xúc nhưng với Mắt biếc, tôi không dùng đến. Tôi nhận ra việc kể chuyện đơn giản mà tạo được cảm xúc thật ra khó hơn dùng kỹ thuật". Đạo diễn cũng cho rằng việc chọn diễn viên hợp vai là yếu tố quyết định thành công của phim chuyển thể, bởi độc giả đã có sẵn hình dung với các nhân vật trong truyện gốc.

Nguồn Tin:
@ contact us
Video và Bài nổi bật