Những sản phẩm độc đáo của tuổi teen

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại liên hoan ’Tuổi trẻ sáng tạo’ toàn quốc năm 2020 do T.Ư Đoàn tổ chức, nhiều sản phẩm sáng tạo của người trẻ được vinh danh, trong đó có nhiều công trình, sản phẩm độc đáo từ học sinh.
Những sản phẩm độc đáo của tuổi teen
Ông Trần Thanh Mẫn (bìa phải), Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn (bìa trái) trao giải thưởng cho những tác giả có công trình sáng tạ

Xem Video: Độc đáo sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế

Dụng cụ làm vườn “5 trong 1”

Dụng cụ làm vườn “5 trong 1” là sáng chế của 2 học sinh Hoàng Bảo Phúc và Hoàng Thị Thủy Tiên (16 tuổi, dân tộc Tày) ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS H.Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Sản phẩm này không phải máy móc, nhưng tích hợp được nhiều chức năng, giúp người nông dân nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động. Dụng cụ hiện có 5 chức năng mà không có sản phẩm nào trên thị trường đáp ứng được, ứng dụng được trên nhiều địa hình (đồng bằng, đồi núi), giá thành chỉ 550.000 đồng.

Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Đào Ngọc Hùng dạy môn toán - tin của nhà trường, Tiên và Phúc đã nghiên cứu tích hợp các dụng cụ làm vườn vào một chiếc xe rùa có 1 bánh và dùng tay giữ thăng bằng để di chuyển linh động trên nhiều kiểu địa hình, có thể luồn lách và di chuyển bên cạnh giữa các luống. Dụng cụ chia thành 5 bộ phận độc lập để phù hợp từng công việc, sử dụng công việc nào thì lắp ráp bộ phận đấy như: tưới nước; cào bừa làm tơi đất, tạo mặt phẳng; rắc phân kết hợp trộn đất; vừa gieo hạt vừa phủ đất vận chuyển vật liệu và đo đất… Điều đặc biệt là mỗi hệ thống chức năng đều rời và có thiết kế đơn giản, dễ tháo lắp, thuận tiện sử dụng và an toàn.

Đánh giá về sản phẩm này, thầy giáo Đào Ngọc Hùng cho biết dụng cụ làm vườn “5 trong 1” của Tiên và Phúc rất sáng tạo. Hiện sản phẩm này đã được áp dụng tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS H.Văn Chấn và nhiều trường trên địa bàn, mang lại hiệu quả thiết thực với năng suất cao gấp nhiều lần những sản phẩm khác.

Sản phẩm của các em đã giành giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật tỉnh Yên Bái năm học 2018 - 2019; giải ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2018 - 2019.

Thầy giáo hướng dẫn và hai học sinh chế tạo sản phẩm làm vườn “5 trong 1”

“Máy” phát hiện ung thư di căn

Từ niềm đam mê công nghệ thông tin, 2 học sinh của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (tỉnh Nghệ An) đã nghiên cứu sáng chế “Ứng dụng Deep Learning trong chẩn đoán ung thư di căn hạch qua mẫu sinh thiết mô hạch bạch huyết”. Công trình là mô hình sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo, có khả năng chẩn đoán hình ảnh mẫu mô hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư di căn, từ đó đưa ra kết luận là ung thư đã di căn qua hạch bạch huyết hay chưa, với độ chính xác cao. Tác giả của công trình là 2 nữ sinh Phạm Thị Hiền Chi và Hồ Hoàng Trang (17 tuổi), cùng học lớp 11 tại trường này.

Công trình có tính ứng dụng cao trong việc hỗ trợ chẩn đoán bệnh một cách khách quan và chính xác, đồng thời cũng là một kênh đối chiếu giúp bác sĩ thực tập, các sinh viên ngành y trong việc thực hành chẩn đoán bệnh. Công trình đã được thử nghiệm tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An, bệnh viện Bạch Mai. Đồng thời, đoạt giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2019 - 2020.

Hai nữ sinh nghiên cứu ra phần mềm chẩn đoán ung thư di căn

Hoàng Trang cũng cho biết trong quá trình học tập và tìm hiểu ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực, các em phát hiện ra bài toán phân loại hình ảnh rất có hiệu quả trong việc chẩn đoán y khoa.

“ung thư là một căn bệnh vô cùng quái ác và sinh thiết hạch bạch huyết có vai trò vô cùng quan trọng, được sử dụng để phát hiện ung thư đã di căn qua hạch hay chưa. Trên thực tế hiện nay, mẫu mô hạch bạch huyết sau khi lấy từ c‌ơ th‌ể bệnh nhân thì được các bác sĩ phân tích dưới kính hiển vi. Điều này phụ thuộc vào sự phán đoán chủ quan của từng bác sĩ. Vì vậy, bọn em quyết định ứng dụng phân loại hình ảnh của Deep Learning để hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán này một cách chính xác hơn”, Hoàng Trang chia sẻ.

Vậy là trong dịp nghỉ hè vừa qua, Hoàng Trang và bạn đã bắt tay nghiên cứu, tìm tòi tài liệu bằng cả tiếng Anh; đi đến các bệnh viện gặp gỡ các bác sĩ để nhờ tư vấn… và đã xây dựng thành công ứng dụng này.

“Chúng em mong muốn công trình sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc ứng dụng công nghệ, để cải thiện chất lượng chẩn đoán trong y học, giúp nền y học nước nhà ngày càng phát triển”, nhà khoa học tuổi teen bày tỏ.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật