Tổng thống Trump không hứa chuyển giao quyền lực, Lầu Năm Góc ‘lo sốt vó’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hôm 23/9, ông Trump khiến nhiều quan chức lo lắng khi từ chối cam kết chuyển giao quyền lực trong hòa bình dù ai đắc cử.
Tổng thống Trump không hứa chuyển giao quyền lực, Lầu Năm Góc ‘lo sốt vó’
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Miley và Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: NY Times)

2 ngày sau đó, nỗi lo này tiếp tục tăng lên khi nhà lãnh đạo Mỹ nói ông không chắc cuộc bầu cử tới đây sẽ minh bạch. 

Những tuyên bố này cùng lời gợi mở viện dẫn Đạo luật Chống nổi loạn 1807 để đưa quân đội tới trấn áp các cuộc biểu tình sau cái chết của người đàn ông d‌a mà‌u George Floyd khiến các quan chức quân đội cấp cao trong Bộ Quốc phòng Mỹ hết sức quan ngại. Họ không dưới một lần nhấn mạnh sẽ làm tất cả để lực lượng vũ trang đứng ngoài cuộc bầu cử.

"Tôi tin tưởng sâu sắc vào nguyên tắc một quân đội Mỹ phi chính trị. Trong trường hợp có tranh chấp về một số khía cạnh của cuộc bầu cử, theo luật, các tòa án và Quốc hội Mỹ sẽ giải quyết mọi tranh chấp chứ không phải quân đội. Tôi không thấy lực lượng vũ trang Mỹ có vai trò gì trong quá trình này", Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhấn mạnh. 

Nhưng khẳng định này vẫn chưa thể dẹp bỏ nỗi lo trong chính nội bộ quân đội Mỹ về vai trò của họ, nếu các tranh chấp trong cuộc bầu cử có thể dẫn tới bất ổn dân sự. 

Hồi tháng 8, 2 sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu là Nagl và Paul Yingling công bố bức thư ngỏ gửi cho ông Milley trên trang Defense One. 

Trong thư, họ viết: "Trong vài tháng tới, ông có thể sẽ phải lực chọn giữa việc thách thức một tổng thống bất hợp pháp hoặc phản bội lại lời thề hiến pháp của mình. Nếu ông Trump từ chối rời nhiệm sở khi hết nhiệm kỳ, quân đội Mỹ buộc phải dùng vũ lực để loại bỏ ông ấy và ông phải là người ra lệnh đó".

Nhiều quan chức Lầu Năm Góc nhanh chóng khẳng định đây là một kịch bản phi lý. Theo họ, trong bất cứ trường hợp nào, việc Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cử lực lượng SEAL hay hải quân tới Nhà Trắng để đưa ông Trump rời đi là điều không thể xảy ra. 

Họ nói thêm rằng, nếu cần thiết, nhiệm vụ này sẽ thuộc về Cảnh sát Tư pháp Mỹ hay Cơ quan Mật vụ.

Nhưng các lãnh đạo tại Lầu Năm Góc thừa nhận họ đang thảo luận về việc phải làm thế nào nếu ông Trump, người vẫn sẽ là Tổng thống, ít nhất là cho tới tháng 1/2021 viện dẫn Đạo luật Chống nổi loạn đưa quân xuống đường. 

Những lo ngại này không phải là không có cơ sở. Đạo luật Chống Nổi loạn, được ban hành năm 1807 và cho phép chính phủ liên bang sử dụng lực lượng quân đội để đối phó với tình trạng bất ổn trong nước và một số tình huống khẩn cấp khác.

Một số quan chức Lầu Năm Góc cho biết nhiều tướng cấp cao của ông Trump sẽ từ chức, bắt đầu từ cấp cao nhất là Tướng Milley nếu quân đội được lệnh xuống đường vào thời điểm bầu cử. 

Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng Charles Q. Brown cũng được cho là không hoan nghênh và sẽ không thực hiện các mệnh lệnh này.

Cuộc đối đầu tại Quảng trưởng Lafayette gần Nhà Trắng vào tháng 6 sau cái chết của George Floyd là minh chứng cho thấy quân đội đã tiến gần thế nào tới việc bị kéo vào một cuộc khủng hoảng chính trị trong nước. 

Máy bay quân sự và các thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia tuần tra trên khắp các con phố cùng với các đặc vụ liên bang để mở đường ông Trump đi ngang qua Quảng trường, tiến tới nhà thờ St. John’s Episcopal. 

Tướng Milley bị các cựu lãnh đạo quân đội chỉ trích gay gắt vì tháp tùng vào chuyến đi này.

"Đáng lẽ tôi không nên đến đó", ông Milley nói.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Esper trong một cuộc họp báo bất thường khẳng định Tổng thống không nên điều động các binh sĩ đang làm nhiệm vụ tới kiểm soát các cuộc biểu tình. 

Các tuyên bố của 2 quan chức Quốc phòng cấp cao này khiến ông Trump hết sức giận dữ. 

Mới đây, ông Milley tiếp tục nhắc lại quan điểm của mình về việc để quân đội tránh xa cuộc bầu cử năm 2020. Không rõ lần này ông Trump có còn tức giận hay không. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật